1.4. Hiệu quả của hoạt động ADPL
1.4.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả ADPLtrong giải quyến vụ án HN&GĐ
Để bảo đảm việc ADPL trong hoạt động giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND đạt hiệu quả cao, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND là hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ giúp cho việc ADPLmột cách đúng đắn mà còn khắc phục những hạn chế trong quá trình ADPL của ngành TAND.
- Trình độ, kỹ năng, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tòa án trong giải quyết vụ án HN&GĐ, cũng như việc ADPL đặc biệt là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng giải quyết các loại án nói chung và án về HN&GĐ nói riêng tại Tòa án. Trước mỗi yêu cầu khởi kiện, thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc đều phải nghiên cứu để có hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt đối với những vụ án HN&GĐ có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng là những tranh chấp khá phức tạp, đòi hỏi rất cao ở kinh nghiệm, năng lực của người thẩm phán phải có sự vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trong việc ADPL để giải quyết vụ án.
- Tính chất phức tạp, khả năng nhận biết sự thực khách quan của vụ việc cần ADPL.
- Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, tính thống nhất giữa nội dung và hình thức liên quan đến ADPL giải quyết án hôn nhân gia đình. Đây là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử của Tòa án. Pháp luật tố tụng
dân sự được áp dụng chung để thực hiện giải quyết đối với các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng, nó là thủ tục giải quyết cho các loại án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân & gia đình. Do BLTTDS mang quy định chung, tổng quát, trong khi những quy định của pháp luật nội dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt nên khi xây dựng pháp luật nội dung cần phải có sự tương thích với quy định của pháp luật tố tụng. Nếu như pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau thì sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Trường hợp không có hướng dẫn cụ thể, thẩm phán được phân công giải quyết công việc không biết phải giải quyết vụ việc như thế nào dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng xét xử; ví dụ tại khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ" [48]. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 75 BLTTDS quy định: "Những người sau đây không được làm đại diện theo pháp luật:… nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện" [44], như vậy, trong vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng thì người vợ (hoặc người chồng) không thể là người đại diện thay cho người còn lại tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người kia mất năng lực hành vi dân sự. Mặt khác, khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định: "Đối với vụ án ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng" [44]. Vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người mất năng lực hành vi trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì cha, mẹ của người mất năng lực hành vi có quyền khởi kiện xin ly hôn thay con hay không? Đây vẫn còn là vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. Rõ ràng sự không tương thích giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng không chỉ không đảm bảo được quyền lợi của các bên đương sự mà còn làm cho thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc lúng túng, e ngại, chất lượng và hiệu quả xét xử không được đảm bảo.
- Trình độ nhận thức, mức độ cộng tác, phối hợp của đối tượng ADPL trong quá trình giải quyết án HN&GĐ. Sự hiểu biết của đương sự. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử giải quyết vụ án tại
Tòa án. Thông thường đối với một vụ án ly hôn, có tranh chấp giữa vợ và chồng nếu như các bên đương sự hợp tác, tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án, cung cấp chứng cứ, cho quan điểm đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thực hiện đúng nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều 58 BLTTDS thì việc giải quyết vụ án tại Tòa án sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, không chỉ thuận lợi về mặt đánh giá chứng cứ, trên cơ sở trình bày quan điểm của các bên đương sự để từ đó thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc có những đường lối giải quyết đúng đắn, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, nếu như đương sự (đặc biệt là bị đơn) trong các vụ án tranh chấp về HN&GĐ khi không có hiểu biết nhất định về pháp luật hoặc phần vì do những lý do khác, tâm lý e ngại khi phải tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chuyên môn dẫn đến việc từ chối tham gia tố tụng, ký nhận các văn bản tố tụng của Tòa án, không thực hiện theo giấy báo, giấy triệu tập của Tòa án, không viết bản tự khai thể hiện quan điểm của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, khi Tòa án lấy lời khai thì lại không ký; dẫn đến việc Tòa án phải triệu tập nhiều lần, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án.
- Sự tham gia, phối kết hợp của các chủ thể hoặc cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương có liên quan trong quá trình ADPL. Sự kết phối hợp từ các tổ chức, cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết vụ án. Để có thể giải quyết vụ án HN&GĐ một cách thuận lợi thì Tòa án cũng cần có những hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chuyên môn; như chính quyền địa phương trong việc cấp tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự trong trường hợp đương sự không hợp tác, hoặc yêu cầu các tổ chức lưu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cho Tòa án hay sự kết phối hợp trong việc tổ chức định giá tài sản từ các phòng ban chuyên môn. Một mặt người Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải chủ động trong công việc, mặt khác việc cung cấp chứng cứ đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật cho Tòa án hoặc đương sự khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ cũng là yếu tố giúp cho tiến độ giải quyết vụ án được đảm bảo. Thực tế, bản thân đương sự rất khó có thể yêu cầu các cơ quan tổ chức đang lưu giữ
chứng cứ cung cấp chứng cứ cho mình để giao nộp cho Tòa án do thái độ làm việc quan liêu, cửa quyền của các cơ quan này và ngay cả khi Tòa án đến xác minh làm việc cũng không lấy được ngay các chứng cứ đó, thậm chí các cơ quan này còn lảng tránh, thoái thác dẫn đến việc thu thập chứng cứ của Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ án.
- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như Luật sư, Giám định, Công chứng không trực tiếp quyết định các vụ án nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp đã bổ sung, cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, ví dụ như: kết luận giám định gien, giám định chữ viết, hộ khẩu, hộ tịch... Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp giúp Tòa án ra phán quyết đúng đắn trên cơ sở khoa học. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, không chính xác, không kịp thời sẽ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình giải quyết vụ án, không đảm bảo được quyền và lợi ích của các đương sự. Chính vì vậy, hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND.
- Về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa hay yếu tố đạo đức, thuần phong, mỹ tục. Mặc dù chỉ là yếu tố có sự ảnh hưởng, tác động một cách gián tiếp song nó lại có những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử của Tòa án. Sự tác động này thể hiện ở việc khi kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, đời sống được nâng cao, con người có xu hướng hưởng thụ nhiều hơn, các mối quan hệ cũng được mở rộng và phức tạp hơn; sự thay đổi trong lối sống, sinh hoạt văn hóa làm cho cuộc sống vợ chồng khó dung hòa, họ không tìm được tiếng nói chung nên yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn như một sự giải thoát. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Những quan niệm, chuẩn mực đạo đức là tiền đề tư tưởng cho pháp luật. Tuy nhiên, không có ngành luật nào có mối quan hệ mật thiết với đạo đức như luật HN&GĐ. Điều này cho thấy pháp luật HN&GĐ đã thừa nhận tập quán đạo đức, thuần phong mỹ tục trong quan