Các trường hợp ADPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở pháp lý, các trường hợp và nguyên tắc ADPLtrong giả

1.2.2. Các trường hợp ADPL

Theo quy định tại Điều 27 của BLTTDS năm 2004 của Việt Nam thì những tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ; Tranh chấp về cấp dưỡng; Các tranh chấp khác về HN&GĐ mà pháp luật có quy định. Tuy nhiên, khi giải quyết các quan hệ về HN&GĐ chủ yếu liên quan đến tranh chấp ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, ngoài các trường hợp do luật định còn có một số trường hợp cụ thể ADPL sau đây:

Thứ nhất: Trường hợp ADPL giải quyết tranh chấp khi kết hôn trước Luật HN&GĐ có hiệu lực:

Do đặc điểm lịch sử của nước ta, Luật HN&GĐ năm 1959 (có hiệu lực ngày 13/1/1960), sau khi ban hành, mới chỉ có hiệu lực ở miền Bắc. Theo quy định của Luật này thì kể từ 13/1/1960, những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là hôn nhân không hợp pháp. Các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm 13/1/1960 không bị điều chỉnh bởi nguyên tắc của Luật HN&GĐ 1959 nên dù có quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hợp pháp (nói chính xác là không trái pháp luật). Những quan hệ hôn nhân này là hợp pháp nên các chủ thể

(vợ hoặc chồng) có quyền và nghĩa vụ theo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể như, họ có quyền thừa kế tài sản của nhau nhưng nếu họ không được Tòa án cho ly hôn mà đã kết hôn với người khác (kể từ thời điểm 13/1/1960) là trái pháp luật, hôn nhân sau không được công nhận. Cũng cần lưu ý là, quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước Luật HN&GĐ 1959 có thể có đăng ký giá thú, cũng có thể không có đăng ký. Do tồn tại lịch sử, chúng ta không chỉ thừa nhận những quan hệ hôn nhân có đăng kí là hợp pháp mà cả những quan hệ hôn nhân thực tế cũng được coi là hợp pháp.

Thứ hai: Trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp theo TT60/TATC ngày 22/2/1978 của TAND tối cao.

Đối tượng đề cập trong Thông tư 60 là bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác. Thông tư 60 quy định: Nay nếu vợ hoặc chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới và vẫn muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân trước đây và hôn nhân mới là hôn nhân hợp pháp. Ví dụ: Do điều kiện công tác mà cơ quan, tổ chức của một người đồng ý cho họ kết hôn (mặc dù họ đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc)… Riêng với trường hợp đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc lại kết hôn ở miền Nam trong khoảng thời gian từ 1/5/1975 đến trước 25/3/1977 (thời gian mà đất nước đã thống nhất nhưng Luật HN&GĐ chưa áp dụng ở miền Nam) thì không thể công nhận quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp. Người đang có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc biết rõ quan hệ hôn nhân mà họ đang có là hợp pháp và việc họ chưa được ly hôn lại kết hôn với người khác là trái pháp luật; điều kiện đất nước đã giải phóng, đã thống nhất nên không còn cơ sở để chấp nhận việc họ không thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959.

Thứ ba: Giải quyết ly hôn khi công nhận hôn nhân thực tế.

Theo quy định của Luật HN&GĐ thì việc ly hôn phải được Tòa án công nhận. Một quan hệ hôn nhân không bị coi là bất hợp pháp mà chưa được Tòa án cho ly hôn thì nó vẫn tồn tại cho dù vợ, chồng đã sống ly thân nhiều năm. Nếu người vợ hoặc người chồng đi kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau là bất hợp pháp. Tuy

nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc trên cho cả những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật HN&GĐ có hiệu lực (trước 13/1/1960 ở miền Bắc và trước 25/3/1977 ở miền Nam) thì sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý không ổn về mặt đạo lý. Khi giải quyết những vụ án về HN&GĐ liên quan đến quan hệ hôn nhân thực tế cần lưu ý lựa chọn các loại VBQPPL dưới luật sau đây: Nghị quyết số 35/2000 NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị quyết số 35/2000) là văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 mà nội dung chủ yếu là xử lý đối với hôn nhân không có đăng ký kết hôn. Các văn bản pháp luật hướng dẫn theo NQ 35/2000 là: Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ (Nghị định 77/2001); Nghị quyết số 02/2000 NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (NQ số 02/2000); Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 (Thông tư liên tịch số 01/2001); Công văn số 112/2001 -KHXX ngày 14/9/2001 của Toà án nhân dân tối cao (Công văn số 112/2001); Kết luận số 84a/UBTVQH 11 ngày 29/4/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (kết luận số 84a).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)