1.2. Khái quát Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng
1.2.3. Khái niệm Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng
Hợp đồng xuất nhập khẩu (HĐXNK) điện năng là một loại hợp đồng mua bán điện với nước ngoài, do đó nó mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Mặc dù pháp luật quốc tế và pháp luật các nước có các cách tiếp cận khác nhau, nhưng các hệ thống pháp luật đều thống nhất chung một quan điểm về HĐXNK điện năng là một hợp đồng mua bán điện có “tính chất quốc tế”.
nước đảm nhiệm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển do nhu cầu sử dụng điện tăng cao làm cho Nhà nước không còn đủ tiềm lực tài chính để đầu tư đủ các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tư vào phát triển điện lực cũng như tăng cường hoạt động XNK điện năng vừa giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế vừa không làm tăng nợ công của Nhà nước. Ở các nước châu Âu vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20, HĐMBĐ (Power Purchase Agreement- PPA) với thời hạn dài (long-term PPA) được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước còn duy trì cấu trúc thị trường người mua duy nhất (single buyer), ví dụ như ở Hungary, Bungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc.... Do đặc thù của điện năng là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời và luôn cần có hệ thống đường dây truyền tải, phân phối đến bên mua, người tiêu dùng, vì vậy các hợp đồng mua bán điện với nước ngoài thường được kí kết với các nước lân cận mà đối với Việt Nam chủ yếu là mua bán điện với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Hiện nay cùng với quá trình hợp tác phát triển ngành điện trong khu vực Đông Nam Á, ngành điện các nước ASEAN, trong khuôn khổ hợp tác HAPUA (Heads of ASEAN Power Utilities/Authorities) đang tiến hành xây dựng mẫu Hợp đồng đấu nối song phương (Bilateral Interconnection Arrangement Model) để thuận tiện cho các bên trong quá trình mua bán điện qua biên giới. HAPUA đang cố gắng xây dựng mẫu cho cả hai phương thức mua bán điện thời hạn dài (long term model) và mẫu cho phương thức mua bán ngày tới (day-ahead model). Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mẫu này là với long-term model sẽ xác định rõ bên bán và bên mua điện trong suốt thời hạn hợp đồng còn đối với day-ahead model thì bên bán điện và bên mua điện có thể thay đổi từng ngày, cụ thể là bên nào có nhu cầu mua điện/bán điện sẽ gửi thông báo cho bên kia theo một chương trình xác định để các bên cùng
thỏa thuận thống nhất về sản lượng điện mua bán. Day-ahead model là dạng hợp đồng hết sức linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho các bên trong hợp tác mua bán điện và trợ giúp lẫn nhau nhất là khi xảy ra sự cố của hệ thống cần có nguồn điện bổ sung kịp thời [14, tr.22-24].