Các quy định cụ thể vềXNKĐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 46 - 48)

2.1. Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng năm 1994

2.1.3. Các quy định cụ thể vềXNKĐN

Tại Điều 3 của ECT quy định: “Các Bên ký kết sẽ nỗ lực thúc đẩy việc tiếp cận thị trường quốc tế theo các điều khoản thương mại nói chung để phát triển và thúc đẩy một thị trường mở cạnh tranh đối với các loại vật liệu và sản phẩm năng lượng cũng như các thiết bị liên quan đến năng lượng”. Các loại vật liệu và sản phẩm năng lượng được liệt kê tại Phụ lục EM I thuộc phạm vi điều chỉnh của ECT, trong đó điện năng thuộc mục 27.16. Các quy định liên quan tới việc mua bán điện giữa các quốc gia thành viên của Hiệp ước nói riêng và các lĩnh vực khác của thương mại năng lượng nói chung chủ yếu được đề cập tới tại Phần 2- Phần về Thương mại của ECT và Bản sửa đổi đối với lĩnh vực thương mại của Hiệp ước.

Hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chưa có các quy tắc cụ thể điều chỉnh vấn đề liên quan tới năng lượng. Tuy nhiên, khung pháp lý của WTO bao gồm một số quy tắc được áp dụng cho mục đích thương mại đối với các sản phẩm và thiết bị liên quan đến năng lượng. Theo đó, mục đích của phần Thương mại trong ECT là mở rộng tư cách thành viên WTO cả về lợi ích và nghĩa vụ đối với lĩnh vực năng lượng của các bên ký kết ECT mà chưa là thành viên của WTO. Trên thực tế, nguyên tắc này có nghĩa là thương mại trong lĩnh vực năng lượng giữa các thành viên của WTO và các thành viên không thuộc WTO hoặc giữa các thành viên không thuộc WTO với nhau được đối xử giống như việc tất cả các bên là thành viên của WTO. Các nguyên tắc cơ bản của WTO được hợp nhất trong ECT bao gồm Nguyên tắc “Không phân biệt đối xử” và Nguyên tắc “Xóa bỏ các hạn chế về định lượng”. Cụ thể:

Thứ nhất là Nguyên tắc “Không phân biệt đối xử” bao gồm hai

Nguyên tắc chính:

theo cách thức như nhau. Mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho các đối tác thương mại của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho các đối tác thương mại tương tự của bất kỳ nước nào khác. Nghĩa vụ này được mở rộng áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và cả đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, WTO và ECT cũng cho phép ngoại lệ từ MFN đối với các thành viên của liên minh hải quan hoặc Hiệp định thương mại tự do hoặc trong các trường hợp liên quan đến hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

- Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) đảm bảo rằng việc đối xử với các sản phẩm nước ngoài và các sản phẩm trong nước của các quốc gia thành viên ECT phải trên cơ sở bình đẳng. Tuân thủ nguyên tắc này có nghĩa là đối xử bình đẳng với các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, NT chỉ được áp dụng khi mặt hàng đó đã vào thị trường nội địa. Do đó, việc tính thuế hải quan đối với một sản phẩm liên quan đến năng lượng nhập khẩu không phải là vi phạm NT, ngay cả khi các sản phẩm sản xuất tại địa phương không bị đánh thuế theo cách tương đương.

Thứ hai là Nguyên tắc Xóa bỏ các hạn chế về định lượng. ECT yêu

cầu loại bỏ tất cả hạn chế định lượng đối với thương mại. Các hạn chế này có thể dưới dạng hạn ngạch, hạn chế việc cấp phép hoặc bất kỳ biện pháp nào khác làm giới hạn về mặt số lương đối với thương mại. Về nguyên tắc này cũng áp dụng cho việc xuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên có thể giữ lại thuế hải quan của mình nếu nó ở dưới mức tối đa đã được thỏa thuận trong các cam kết WTO tương ứng. Ngoài ra, các quy định về chất lượng sản phẩm hay còn được gọi là Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBTs) - được chấp nhận miễn là chúng phục vụ các mục đích hợp pháp.

Bản sửa đổi đối với lĩnh vực thương mại của ECT cũng có một vài điểm mới so với ECT về thương mại năng lượng nói chung và thương mại

điện năng nói riêng. Đầu tiên, TA góp phần giúp thích ứng về mặt kỹ thuật các tham chiếu với các quy tắc kết hợp để phản ánh những thay đổi khi chuyển từ chế độ thương mại dựa trên GATT sang WTO (ECT Art. 30). Thứ hai, ngoài việc áp dụng các quy định truyền thống của WTO, TA còn đặc biệt mở rộng các quy định của WTO với các sản phẩm và thiết bị liên quan đến năng lượng vào danh mục hàng hóa được ECT áp dụng (ECT Art. 31). Cuối cùng, liên quan tới vấn đề thuế suất hải quan, TA đã giúp các quốc gia thành viên cam kết đàm phán để thay thế dần các biểu thuế hải quan theo luật mềm bằng một biểu thuế hải quan mang tính ràng buộc cao hơn (ECT Art. 29(6)).

Liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại, thành phần giải quyết tranh chấp thương mại của ECT tương đồng với hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, cơ chế của ECT ít thủ tục và đơn giản hơn so với cơ chế do WTO thực hiện.

Theo ECT, nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến thương mại giữa các bên tham gia hợp đồng, các bên liên quan sẽ chuyển tranh chấp đó đến một Hội đồng giải quyết tranh chấp bao gồm các thành viên được Hội nghị Hiến chương Năng lượng lựa chọn từ danh sách tham luận viên đã được thống nhất từ trước. Khi Hội đồng quyết định về một vụ án, báo cáo giải quyết tranh chấp của nó phải được Hội nghị Hiến chương Năng lượng thông qua bằng cách bỏ phiếu, với điều kiện là đa số các bên tham gia Hội đồng ủng hộ quyết định này. Điều này khác với WTO khi mà Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO tự động thông qua các báo cáo của Hội đồng trừ khi nó bị từ chối bởi sự đồng thuận [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)