2.3. Pháp luật của một số quốc gia về hoạt động xuất nhập khẩu
2.3.1. Pháp luật Trung Quốc
Tại Trung Quốc, VBQPPL chính điều chỉnh ngành điện là Luật Điện lực năm 1995, chính thức có hiệu lực vào năm 1996 nhằm mục đích bảo đảm và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, vận hành và sử dụng năng lượng điện và đảm bảo vận hành an toàn năng lượng điện Các quy định về điều tiết điện được ban hành vào năm 2005 để tăng cường và cải thiện việc điều tiết điện, tập trung vào việc duy trì trật tự của thị trường điện và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện lực Trung Quốc. Hai luật quan trọng khác liên quan tới ngành điện Trung Quốc bao gồm Luật bảo tồn năng lượng 2008 nhằm mục đích thúc đẩy bảo tồn năng lượng và Luật Năng lượng tái tạo sửa đổi 2010 nhằm đặt ra các nguyên tắc chung về năng lượng tái tạo. Ngoài ra, có rất nhiều quy định và quy tắc được ban hành bởi các cơ quan hành chính Trung Quốc, để xác định các thủ tục hoặc các vấn đề cụ thể liên quan đến ngành điện theo khuôn khổ của pháp luật [34].
Vào tháng 3 năm 1998, chính phủ Trung Quốc, công bố việc tái cơ cấu các cơ quan quản lý và tái cấu trúc các công ty điện lực nhà nước. Động thái này là một phần của việc tái cấu trúc toàn chính phủ nhằm mục đích hợp lý, đơn giản hóa bộ máy và tập trung hơn nữa việc kiểm soát trong các ban ngành của ngành năng lượng. Những cải cách cơ cấu tiếp theo được tiến hành vào năm 2002 với việc thành lập Ủy ban Điều tiết Điện lực Nhà nước (SERC), và những cải cách lập pháp bổ sung đã được thử nghiệm trong suốt năm 2003 và 2004. Để đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống điện, các cơ quan quản lý điện lực Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đấu thầu trên lưới điện và phân tách việc truyền tải, phân phối và bán điện để tiến tới thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh trong ngành điện.
(SPC) thành các đơn vị sản xuất, truyền tải và dịch vụ riêng biệt. Kể từ khi cải cách, ngành sản xuất điện của Trung Quốc đã được kiểm soát bởi năm doanh nghiệp sản xuất điện độc lập và mỗi doanh nghiệp có công suất lắp đặt hơn 30 triệu kilowatt (kW). Đó là: Tập đoàn Datang Trung Quốc; Tập đoàn Huadian Trung Quốc; Tập đoàn Guodian Trung Quốc; Tập đoàn đầu tư điện lực Trung Quốc; và Tập đoàn Huaneng Trung Quốc. Năm công ty này chiếm sáu thị trường điện trong khu vực, tạo ra gần một nửa số điện của Trung Quốc và cung cấp nền tảng vững chắc cho một thị trường điện cạnh tranh ở mỗi khu vực đó. Phần lớn lượng điện còn lại được tạo ra bởi các doanh nghiệp địa phương hoặc bởi các nhà sản xuất điện độc lập [25].
Trong quá trình cải cách năm 2002, việc truyền tải, phân phối và bán điện, bao gồm cả bán điện cho nước ngoài vần không tách rời nhau (mặc dù cải cách đang được xem xét) và vẫn được kiểm soát bởi hai nhà khai thác lưới điện chính thuộc sở hữu nhà nước và các công ty con trong khu vực và tỉnh [31, p.28]:
Thứ nhất đó là Tổng công ty lưới điện Quốc gia Trung Quốc (Viết tắt SGCC) (bao gồm các vùng phía bắc, tây bắc, đông bắc, đông và trung Trung Quốc) (lưới điện Quốc gia)
Thứ hai đó là Công ty TNHH Lưới điện Miền Nam Trung Quốc (bao gồm các vùng phía nam và tỉnh Quảng Đông) (viết tắt CSPG) (Lưới điện phía Nam). Các hợp đồng mua bán điện giữa Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu do CSPG đảm nhiệm.
Trung Quốc cũng thành lập Ủy ban Điều tiết Điện lực Nhà nước (SERC) chịu trách nhiệm thực thi quy định của ngành điện và tạo điều kiện đầu tư và cạnh tranh để giảm bớt tình trạng thiếu điện. Vào tháng 3 năm 2013, chính phủ đã loại bỏ SERC và chuyển giao nhiệm vụ của cơ quan này cho NEA như là một phần trong nỗ lực của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nhằm
hợp lý hóa các cơ quan chính phủ của mình [31, p.2]. Trung Quốc cũng đang tìm cách cải thiện hiệu quả hệ thống và các mối liên kết giữa các lưới điện của mình thông qua các đường dây điện áp cao, cũng như để thực hiện kế hoạch lưới điện thông minh. Giai đoạn đầu tiên được hoàn thành vào năm 2012 và các giai đoạn tiếp theo dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020 [34, p.38].
Nói chung, ngành điện Trung Quốc đã tách phần lớn sản xuất điện khỏi truyền tải, và đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải cách hệ thống đầu tư, mở ra quy trình sản xuất điện và tách các doanh nghiệp điện khỏi chính phủ. Tuy nhiên, cải cách cấu trúc của nó vẫn chưa hoàn thành.
Đối với các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu điện, theo quy định phải được sự đồng ý của Chính phủ Trung Quốc và việc kí kết các hợp đồng mua bán điện này phải thoả mãn các yêu cầu sau: [39, p.33-35].
Một là,yêu cầu đối với việc bán điện với nước ngoài: (i) Nhu cầu điện năng của địa phương và các vùng lân cận đã được đáp ứng; (ii) Giá bán điện không bao gồm các trợ cấp của nhà nước; (iii) Việc bán điện không làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ tin cậy của điện năng tại địa phương.
Hai là, yêu cầu đối với việc mua điện từ nước ngoài: (i) Nguồn điện cung cấp tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng; (ii) Việc nhập khẩu điện chỉ với mục đích giúp đỡ cho việc cung cấp điện cho địa phương; (iii) Không làm ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế đất nước; (iv) Nâng cao chất lượng và độ tin cậy của việc cung cấp điện năng tại địa phương; (v) Không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển nguồn điện trong nước; (vi) Không tạo ra sự phụ thuộc vào nguồn điện năng từ nước ngoài [37].