Hiện nay, hoạt động XNKĐN tại Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa EVN(đại diện theo phân cấp là Công ty Mua bán điện) và các công ty, doanh nghiệp điện lực của ba quốc gia Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cụ thể Việt Nam chủ yếu nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào và xuất khẩu điện sang Campuchia.
Đối với Trung Quốc, Việt Nam đã nhập khẩu điện của quốc gia này từ năm 2005. Hợp đồng nhập khẩu điện cấp điện áp 220 kV đầu tiên mua qua đường dây 220 kV Tân Kiều – Lào Cai đã được ký kết giữa EVN và YNPG vào ngày 31/10/2005. Đến ngày 5/6/2006 hai bên tiếp tục ký thêm Hợp đồng cấp điện áp 220 kV mua qua đường dây 220 kV Mã Quan – Hà Giang. Trong 2
giai đoạn kể từ thời gian ký hợp đồng đầu tiên cho đến ngày kết thúc giai đoạn 2 vào 31/12/2015, hai bên đã làm việc với tinh thần hợp tác hữu nghị nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của hợp đồng đã ký kết. Lý do chính cho việc nhập khẩu điện trong giai đoạn trên là do Việt Nam phải trải qua những năm bị hạn hán, khu vực miền Bắc thiếu điện trầm trọng. Giai đoạn mua điện của Trung Quốc có sự thay đổi về sản lượng, có thời kỳ cao nhất là 5,6 tỷ kWh vào 2010. Tuy nhiên, từ 2012 trở lại đây, lượng điện nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã giảm đáng kể. Năm 2012, EVN chỉ mua 3,2 tỷ kWh, năm 2014, mua 2,29 tỷ kWh và năm 2015 chỉ còn mua 1,8 tỷ kWh. Tỷ trọng điện nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 1,6% năm 2014 xuống 1,1% năm 2015. Tính từ năm 2005 đến hết năm 2015, EVN đã mua tổng cộng từ Trung Quốc sản lượng 24,128 tỷ kWh. Sau khi hai Hợp đồng nhập khẩu điện kể trên kết thúc, thực hiện chỉ đạo của EVN, để đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, ngày 10/7/2015 EPTC chính thức có văn bản đề nghị Công ty TNHH Quốc tế Vân Nam đàm phán Hợp đồng mua bán điện cấp điện áp 220 kV qua Lào Cai và Hà Giang cho giai đoạn 3 từ năm 2016 đến năm 2020. Sau khi kết thúc đàm phán, 2 bên đã thống nhất Hợp đồng mua bán điện có những nội dung chính như sau:
- Công suất tối đa đường dây 220 kV Guman – Lào Cai là 450 MW; - Công suất tối đa đường dây 220 kV Malutang – Hà Giang là 350 MW. Tổng sản lượng điện năm mua qua 2 đường dây cho năm 2016 là 1.500 GWh. Vào tháng 11 hàng năm, 2 bên sẽ đàm phán và thống nhất công suất max và tổng sản lượng điện mua năm của năm tới. Việt Nam cũng đang trong quá trình nghiên cứu đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc ở cấp điện áp 500kV cho các giai đoạn tiếp theo từ năm 2025, đồng thời thống nhất Chủ trương cho phép EVN đàm phán với Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) để tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua các đường dây
Thông qua chủ trương nhập khẩu điện từ Lào và bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia các công trình lưới điện phục vụ đầu nối nhà máy điện Xê Kông 1 như để nghị của EVN tại văn bản số 829/EVN- TTĐ+KH ngày 22/2/2018.
Đối với Lào, hiện nay đa phần lượng điện nhập khẩu từ quốc gia này về Việt Nam đều đến từ các dự án thủy điện tại Lào theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (B.O.T) của các nhà đầu tư trong nước để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia Việt Nam và nhằm hiện thực hóa Hiệp định hợp tác năng lượng điện giữa Việt Nam-Lào, đây là một lĩnh vực trọng tâm trong việc hợp tác kinh tế, chính trị giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào.Việt Nam hiện đang nhập khẩu điện từ các dự án nhà máy thủy điện ở Lào cụ thể như sau:
- Cụm nhà máy thủy điện Nậm Xăm với tổng công suất 265MW trên Sông Nậm Xăm, Tỉnh Hủa Phăn.
- Dự án Thủy điện Nậm Mô 2 tại huyện Mường mọc, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) gồm 3 tổ máy với tổng công suất 120 MW.
- Các cụm nhà máy thủy điện Xekaman 1 (công suất thiết kế 290MW), thủy điện Xekaman 3 (công suất thiết kế 250MW) và Xekaman 4 (công suất thiết kế 80MW).
- Còn cụm Nhà máy thủy điện Sekong 3A (công suất thiết kế 140MW), 3B (công suất thiết kế 146MW) tại tỉnh SeKong. Do vị trí gần nhà máy nhiệt điện than SeKong 2 và cùng chủ đầu tư, do đó có thể xem xét đấu nối cùng với nhiệt điện SeKong 2.
Một vấn đề khác cũng cần được đặt ra trong bài toán nhập khẩu điện đó là hiệu quả kinh tế và năng lực truyền tải của lưới điện kể cả khi công suất dự phòng của hệ thống đủ lớn, trên 35%. Do vậy, việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc vẫn được duy trì, nhưng với mức độ nhập khẩu sẽ khác nhau
Đối với Campuchia, hiện nay Việt Nam chỉ xuất khẩu điện sang Campuchia bằng một Hợp đồng mua bán điện duy nhất ký kết năm 2000 kèm theo 2 lần sửa đổi vào các năm 2009 và 2019. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam bán điện cho Campuchia qua cấp điện áp 220kV bằng đường dây 220kV Châu Đốc (VN)- Takeo (Campuchia). Vùng nhận điện sẽ bao gồm một số khu của Campuchia, trong đó có thủ đô Phnom Penh.
Theo thỏa thuận, phía EVN đã tiến hành xây dựng các công trình đấu nối đến biên giới là trạm 220kV Châu Đốc và đường dây 220kV dài 26,51km - từ trạm 220kV Châu Đốc đến biên giới; phía Campuchia chuẩn bị các công trình hạ tầng nhận điện từ phía VN.Công suất truyền tải lớn nhất qua đường dây này là 200MW, sản lượng trung bình năm từ 900 triệu kWh đến 1,4 tỉ kWh.Ngày 9/4/2019, Bộ trưởng Mỏ và năng lượng Campuchia Suy Sem đã gửi yêu cầu Việt Nam hỗ trợ thêm điện để giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt điện của xứ chùa tháp do Campuchia đang trải qua tình trạng thiếu hụt điện trầm trọng vì mực nước thấp tại các đập thủy điện do các đợt nắng nóng kéo dài. Việt Nam đã đồng ý cấp thêm cho Campuchia 50MW điện, bên cạnh Hợp đồng bán tối đa 200MW điện cho Campuchia. 50MW bán thêm đó cộng với 200MW theo Hợp đồng, như vậy tổng cộnghiện nay Việt Nam đang bán cho Campuchia 250MW điện [13].
Trong tương lai gần, Việt Nam đang có chủ trương thực hiện xuất khẩu điện cho Myanmar thông qua đường dây truyền tại điện của Lào.