3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập khẩu điện năng
3.1.3. Các quy định về Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng
3.1.3.1. Giao kết Hợp đồng xuất nhập khẩu điệnnăng
Trước khi tiến hành giao kết HĐXNK điện năng, hai bên chủ thể cần chuẩn bị các hồ sơ tài liệu cần thiết cho quá trình đàm phán. Các công việc cần chuẩn bị chủ yếu là:
Đầu tiên, chuẩn bị các tài liệu liên quan đến tư cách pháp lý, năng lực thực hiện dự án, kinh nghiệm quản lý dự án (số lượng dự án đã thực hiện, nguồn nhân lực đã hoặc sẽ có để thực hiện dự án), tài liệu chứng minh năng lực tài chính (báo cáo tài chính…).
Tiếp đó, chúng ta cần các nghiên cứu cụ thể về dự án như: địa điểm xây dựng nhà máy, dự kiến quy mô, công nghệ áp dụng, dự kiến tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, sự phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…
phải có phương án huy động vốn để thực hiện dự án, tính toán mức lợi nhuận mà dự án có thể đạt được để quyết định có đầu tư dự án hay không và giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phép đầu tư.
Trên cơ sở những chuẩn bị này, hai bên chủ thể lập Hồ sơ đề nghị mua, bán điện và đăng kí dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mỗi bên để nhận được chấp thuận mua, bán điện.
Về thủ tục phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài, việc mua bán điện với nước ngoài được pháp luật quy định chặt chẽ và cụ thể hơn để mỗi dự án mua bán điện với nước ngoài đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Điện lực 2004 sửa đổi bổ sung năm 2012 như không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện, không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng các yêu cầu về mặt kĩ thuật … .
Điều 28 Luật Điện lực quy định việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, Điều 15 Nghị định này quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài là Thủ tướng Chính phủ [5].
Trình tự thủ tục xin phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương (MOIT) về quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài.Việc mua bán điện với nước ngoài cần được phê duyệt về chủ trương trước khi các đơn vị điện lực kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Các đơn vị điện lực phải xin chủ trương đối với từng dự án xuất nhập khẩu điện cụ thể. Đối với việc mua điện trực tiếp
với nước ngoài của khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới ở cấp điện áp 0,4kV không qua hệ thống điện quốc gia và có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW không phải thực hiện trình tự thủ tục quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BCT (Khoản 2 Điều 1). Trình tự thủ tục mua bán điện với nước ngoài được quy định khác nhau đối với từng cấp điện áp dưới 220kV và trên 220kV [2].
Khi có nhu cầu kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu điện, các đơn vị điện lực phải chuẩn bị Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài gửi Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc MOIT để thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BCT, bao gồm tờ trình phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài; bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài; bản sao văn bản thỏa thuận của Đơn vị quản lý lưới điện khác trong trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài; phương án dự kiến mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện … .
Sau khi nhận được hồ sơ từ các đơn vị điện lực, trong thời hạn 5 ngày làm việc ERAV có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu đơn vị điện lực bổ sung Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ERAV chủ trình thẩm định và xin lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên hoặc của đơn vị điện lực có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp dưới 220 kV. Sau khi nhận được ý kiến từ các Bộ, ngành, ERAV hoàn thành báo cáo thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét phê duyệt đối với các dự án mua bán điện với cấp điện áp dưới 220kV, trình Bộ Công Thương xem xét và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các dự án mua bán điện
Tuy nhiên, việc phê duyệt HĐXNK điện năng tại ERAV còn nhiều bất cập. theo Điểm đ khoản 5 Điều 2 Quyết định 153/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương quy định ERAV có thẩm quyền “phê duyệt hợp đồng mua bán điện song phương có thời hạn (Power Purchase Agreement) do các đơn vị phát điện và mua điện trình”. Theo quy định này thì các HĐXNK điện năng giữa các đơn vị phát điện và bên mua điện (hiện nay ở Việt Nam là EVN/các công ty điện lực) phải được phê duyệt từ ERAV. Tuy nhiên trong hệ thống văn bản pháp luật về Hợp đồng mua bán điện nói chung và HĐXNK điện năng nói riêng hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc các bên sẽ trình lên ERAV như thế nào, trình dự thảo kí tắt để ERAV phê duyệt trước khi kí chính thức hay trình hợp đồng đã được kí chính thức giữa các bên? ERAV sẽ tiến hành phê duyệt HĐXNK điện năng theo tiêu chí và trình tự nào, sau bao lâu phải trả lời cho các bên trình hợp đồng? Đối với các Hợp đồng đã được phê duyệt về chủ trương (như các hợp đồng mua bán điện với nước ngoài) hoặc các HĐMBĐ trong các dự án BOT, BTO, BT- được coi là tài liệu kèm theo của Hợp đồng BOT, BTO, BT kí giữa Chính phủ Việt Nam mà đại diện là Bộ Công Thương- cấp trên của ERAV và nhà đầu tư thì có cần phê duyệt hay không? Tất cả những vấn đề này cần được làm rõ và quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của các bên mua bán điện, tránh trường hợp kéo dài thời gian đàm phán làm mất đi tính thời sự của dự án.
Tóm lại, để đi đến kí kết HĐMBĐ với nước ngoài bên Việt Nam phải tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án mua bán điện như hiện trạng lưới điện khu vực và kế hoạch phát triển lưới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến lượng điện năng mua bán, dự báo nhu cầu phụ tải năm, chuẩn bị phương án đấu nối giữa hệ thống điện phía Việt Nam với phía nước ngoài,
lựa chọn sơ bộ về công nghệ, phương án huy động và sử dụng vốn của dự án mới có thể hoàn thiện Hồ sơ để trình ERAV xem xét thẩm định.
Khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương mua bán điện với nước ngoài các bên tiến hành đàm phán và chính thức kí kết hợp đồng.
Ngoài ra, người kí kết HĐXNK điện năng phải là đại diện hợp pháp của bên bán và bên mua, có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Như đã trình bày tại Chương 1 của Luận văn này, ở Việt Nam hiện nay một bên của hợp đồng XNKĐN bao giờ cũng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc các thành viên trong tập đoàn. Để chuẩn bị cho xây dựng và vận hành thị trường điện tại Việt Nam, dần tách các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, EVN đã thành lập Công ty Mua bán điện (EPTC) là đơn vị hạch toán phụ thuộc của EVN, thực hiện nhiệm vụ chủ trì trong đàm phán và thực hiện các HĐMBĐ trên 30 MW, các PPA năng lượng tái tạo và XNK điện năng của Tập đoàn. Theo đó về phía EVN, cả trong các hợp đồng mua điện từ các IPP và bán điện cho các công ty điện lực Tổng Giám đốc EVN ủy quyền theo từng dự án cụ thể cho Giám đốc EPTC là người trực tiếp đại diện cho EVN để kí kết HĐMBĐ và các văn bản sửa đổi bổ sung các hợp đồng này.
3.1.3.2. Nội dung cơ bản của Hợp đồng xuất nhập khẩu điệnnăng
Một HĐXNK điện năng thường có các điều khoản thương mại và các điều khoản pháp lý như mọi HĐXNK hàng hóa khác. Ngoài ra do đặc tính riêng của mặt hàng điện nên HĐXNK điện năng phải quy định chặt chẽ về các điều khoản mang tính kỹ thuật.
Đối với các điều khoản thương mại: Các điều khoản cơ bản về thương mại của HĐXNK điện năng liên quan đến cơ chế giá, phương thức lập hóa đơn và thanh toán giá điện, chia sẻ rủi ro trong trường hợp bất khả
kháng. Các điều kiện thương mại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.
Đối với các điều khoản pháp lý: Các điều khoản cơ bản về pháp lý của HĐXNK điện năng liên quan đến việc định nghĩa và giải thích từ ngữ, thời hạn của Hợp đồng, gia hạn và chấm dứt Hợp đồng; các hành vi vi phạm của các bên và hậu quả của hành vi vi phạm; bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng và giới hạn trách nhiệm của các bên và cuối cùng là điều khoản về giải quyết tranh chấp. Luật áp dụng đối với các HĐXNK điện năng hoặc mua bán điện từ các dự án BOT, BTO, BT nước ngoài có thể thỏa thuận luật áp dụng là pháp luật của một trong hai bên chủ thể hoặc pháp luật của nước thứ ba.
Đối với các điều khoản mang tính kỹ thuật: Các đặc tính kĩ thuật của nhà máy sản xuất điện được miêu tả tại một phụ lục của Hợp đồng, bao gồm các thông số về máy phát, máy biến áp, lò hơi, tuốc bin… . Một phụ lục khác sẽ quy định về giới hạn kĩ thuật và các thông số theo hợp đồng. Đồng thời sẽ có quy định cụ thể về thử nghiệm, chạy thử nghiệm thu nhà máy, điều kiện kĩ thuật để đạt được ngày vận hành kinh doanh v.v.. Ngoài ra, trong Hợp đồng còn quy định về việc đấu nối, đo đếm điện năng và điều độ vận hành nhà máy. Cụ thể:
- Đấu nối và đo đếm điện năng: các điều khoản này quy định chủ thể nào có trách nhiệm thiết kế, xây dựng thiết bị đấu nối, thiết bị đo đếm điện năng, thử nghiệm và công nhận hệ thống đo đếm…
- Điều độ vận hành nhà máy: quy định cụ thể về việc hòa đồng bộ nhà máy, lập phương thức huy động, công bố công suất khả dụng của nhà máy theo từng năm, tháng, tuần và từng ngày cụ thể, các quy trình đấu phối hợp vận hành của nhà máy với Trung tâm Điều độ, bố trí lịch bảo dưỡng, giải quyết các trường hợp khẩn cấp.
3.1.3.3. Thực hiện Hợp đồng xuất nhập khẩu điệnnăng
Sau khi HĐXNK điện năng được kí kết và có hiệu lực, bên bán điện và bên mua điện đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của hợp đồng. Ở một số hợp đồng có điều khoản riêng quy định về cam kết của các bên khi kí kết và thực hiện hợp đồng trong khi một số khác lại không quy định cụ thể như vậy mà tản mát trong các điều khoản khác nhau của văn bản hợp đồng. Nội dung cam kết bao gồm các yêu cầu mà bên bán và bên mua phải thực hiện trong suốt thời hạn hợp đồng, có một số yêu cầu được đặt ra cho cả bên bán và bên mua như:
- Mỗi bên cam kết rằng mình là thực thể pháp lý được thành lập hợp pháp, có năng lực, quyền hạn kí kết và thực hiện hợp đồng;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong hợp đồng, thiện chí hợp tác trong mọi hoạt động liên quan đến hợp đồng;
- Cam kết rằng hợp đồng có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với mỗi bên, không vi phạm bất kì điều khoản nào trong Điều lệ của mỗi bên hoặc bất kì hợp đồng, thỏa thuận nào khác mà các bên tham gia;
- Xin được tất cả giấy phép cần thiết cho việc mua bán điện theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi chính thức mua bán điện và duy trì các giấy phép này trong suốt thời hạn hợp đồng;
Ngoài các yêu cầu chung cho các bên trong hợp đồng, các yêu cầu đối riêng đối với bên bán và bên mua như sau:
Đối với bên bán:
- Bên bán phải đảm bảo chất lượng và sản lượng điện mua bán theo quy định của hợp đồng;
- Đối với các hợp đồng mua điện từ các đơn vị phát điện thì bên bán phải vận hành, bảo dưỡng nhà máy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật Việt Nam và quy tắc thận trọng ngành điện.
- Bên bán phải nhận được văn bản của bên mua xác nhận rằng các thiết bị nhận điện của bên mua kể từ điểm đấu nối đã sẵn sàng nhận điện.
- Không được bán điện sản xuất từ nhà máy cho bên thứ ba, trừ trường hợp được bên mua đồng ý trước bằng văn bản
Đối với bên mua:
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền điện cho bên bán
- Mua đủ sản lượng điện theo đúng các chỉ số kỹ thuật như quy định tại Hợp đồng.
Về trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng: Bất kì bên nào không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng đều tạo ra các hành vi vi phạm hợp đồng và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra theo điều khoản trong Hợp đồng, chủ yếu là chịu phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.
3.1.3.4. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng
Đối với các HĐXNK điện năng hay các HĐMBĐ từ các dự án BOT, BTO, BT nước ngoài có thểt hỏa thuận luật áp dụng là pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật quốc gia của một trong hai bên chủ thê. Các dự án BOT, BTO, BT việc áp dụng pháp luật nước ngoài áp dụng quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/05/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trong khi thực hiện HĐXNK điện năng, các bên có thể gặp phải những loại tranh chấp sau:
- Tranh chấp trong thanh toán, bao gồm cả tranh chấp trong quá trình đo đếm.
- Tranh chấp trong xác định sự kiện bất khả kháng.
nào nhà máy được vận hành để phát điện lên hệ thống có thể không thống nhất giữa bên bán và bên mua.
- Tranh chấp trong chia sẻ rủi ro trong trường hợp nguyên liệu cho nhà máy không được cung cấp đầy đủ.
Như đã nêu tại Chương 1. HĐXNK điện năng được đề cập đến trong Luận văn là loại hợp đồng thuộc lĩnh vực kinh doanh- thương mại quốc tế, do đó các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các phương thức thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án. Giải quyết tranh chấp về HĐMBĐ tại