Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 88 - 100)

3.4. Một số kiến nghị, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện

3.4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý

hoạt động xuất nhập khẩu điệnnăng

3.4.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về trình tự mua bán điện với nước ngoài

Các quy định về trình tự mua bán điện với nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BCT.Vấn đề đầu tiên cần hoàn thiện của Thông tư này đó là về yêu cầu của Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đang có điểm chưa hợp lý như Học viên đã trình bày ở trên. Để đảm bảo hạn chế thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu điện lực, cần bỏ quy định về yêu cầu của Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài khỏi Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài.

Một đề xuất tiếp theo của Học viên đó là nên bổ sung các trường hợp không phải xin phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài. Việc hợp tác phát triển điện năng không chỉ được thực hiện ở cấp độ các đơn vị điện lực mà còn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Nhiều trường hợp Chính phủ đã kí kết các hiệp định hợp tác phát triển trong đó có quy định về hợp tác mua bán điện với Chính phủ nước ngoài, có chỉ rõ chủ thể đứng ra mua bán ở mỗi bên hoặc dự án sẽ cùng hợp tác (ví dụ như việc EVN và Tổng Công ty Điện lực Campuchia (EDC) kí kết HĐMBĐ trên cơ sở Hiệp định hợp tác về lĩnh vực điện năng đã được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ngày 10/06/1999 (Agreement between The Government of the Socialist Republic of Vietnam and The Royal Government of Cambodia on the power sector cooperation) [12] và Hiệp định mua bán điện giữa Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Bộ Công nghiệp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam (Power Trade Agreement between Ministry of Industry, Mine and Energy of the Royal Government of Cambodia and Ministry of Industry of the Government of the Socialist Republic of Vietnam) kí ngày 03/06/2000), ở những trường hợp này không nhất thiết phải xin chủ trương mua bán điện khi các đơn vị điện lực chịu trách nhiệm thực hiện các hiệp định kể trên nữa [14].

Cuối cùng, cần bổ sung thêm vào Thông tư 09/2015/TT-BCT thời hạn cụ thể từ khi ERAV nhận được Hồ sơ hợp lệ của đơn vị điện lực đến khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay không phê duyệt việc mua bán điện với nước ngoài.

Ngoài ra, tại Mục 3.1.3.1 Giao kết Hợp đồng XNKĐN tại Chương 2 đã phân tích quy định về phê duyệt HĐXNKĐN tại ERAV. Do pháp luật mới quy định chưa cụ thể về thủ tục phê duyệt này nên cần thiết phải bổ sung về trình tự thủ tục phê duyệt, thời hạn phê duyệt, các tiêu chí để ERAV phê duyệt hợp đồng. Đồng thời cũng cần chỉ rõ một số ngoại lệ không cần thiết có sự phê duyệt của ERAV như:

- HĐXNK điện năng trong các dự án BOT, BTO, BT nước ngoài. Trong các dự án BOT, BTO hay BT thì HĐXNK điện năng là một tài liệu kèm theo, đàm phán và kí kết cùng với hợp đồng BOT, BTO, BT được kí kết giữa Bộ Công Thương, đại diện cho Chính phủ Việt Nam, là cơ quan cấp trên của ERAV thì không cần thiết phải trình ERAV phê duyệt.

- Các Hợp đồng đã được phê duyệt về chủ trương trước khi đàm phán, kí kết.

3.4.2.2. Một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện của Tập đoàn Điện lực ViệtNam

Hiện nay hầu hết các HĐXNKĐN tại Việt Nam đều có một bên chủ thể tham gia là Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà đại diện tham gia ký kết là

EPTC, do đó việc áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện nói chung và HĐXNKĐN nói riêng là hết sức cần thiết. Một số giải pháp Học viên đưa ra cho vấn đề này như sau:

- Xây dựng phương án, kế hoạch đàm phán các HĐXNKđiện năng

Quá trình đàm phán HĐXNKđiện năng diễn ra trong khoảng thời gian dài, kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy việc xây dựng kế hoạch đàm phán là rất cần thiết, nhằm đảm bảo đàm phán có trọng tâm, đúng tiến độ đề ra, tránh kéo dài thời gian đàm phán làm mất đi tính thời sự của dự án. Kế hoạch đàm phán cần được chia thành các đợt đàm phán hay các vòng đàm phán. Mỗi đợt/vòng đàm phán sẽ tập trung vào một vài lĩnh vực cụ thể, các vòng đàm phán cuối cùng có thể đàm phán tổng thể về hợp đồng, các vấn đề còn tồn đọng ở các vòng trước để đi đến thống nhất. Thông thường các bên sẽ đàm phán về các tiêu chuẩn kỹ thuật trước, đó là các vấn đề cụ thể về tiêu chuẩn nhiên liệu, loại lò, tuốc bin, công suất nhà máy, hiệu suất mà nhà máy cần đạt được, sau đó sẽ đến quy trình phối hợp vận hành, đấu nối và điều độ nhà máy; đối với các hợp đồng bán buôn điện sẽ là lượng điện năng mua bán theo giờ trong ngày (giờ cao điểm, bình thường hay thấp điểm). Vòng tiếp theo sẽ đàm phán về các vấn đề thương mại tài chính như các thông số đầu vào của giá điện, các đường cong hiệu chỉnh, chia sẻ rủi ro trong trường hợp bất khả kháng hoặc có thay đổi về luật (nhất là ở các dự án BOT), các điều kiện về bảo hiểm…Các vấn đề về pháp lý như sự kiện vi phạm của các bên, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp, điều khoản về định nghĩa và giải thích từ ngữ thường được đàm phán ở các vòng sau cùng với đàm phán về giá điện cụ thể trong hợp đồng. Việc xây dựng kế hoạch đàm phán cụ thể, khoa học và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên bố trí đội ngũ đàm phán phù hợp, tránh chồng chéo, lãng phí trong đàm phán, rút ngắn thời gian đàm phán Hợp đồng.

- Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ đàm phán và thực hiện Hợp đồng chuyên nghiệp, đầy đủ ở tất cả các lĩnh vực

Như đã trình bày ở Chương 1, HĐMBĐ là một trong những loại hợp đồng phức tạp nhất, việc đàm phán thường phải kéo dài từ 1-2 năm, bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau trên tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, thương mại-tài chính và pháp lý. Vì vậy công tác đàm phán, thực hiện HĐMBĐ, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này đòi hỏi phải có chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với mỗi hợp đồng cần thành lập Tổ đàm phán bao gồm các thành viên từ nhiều phòng ban/bộ phận khác nhau nhằm đảm bảo đội ngũ nhân sự tương đối ổn định, có thể tham gia đàm phán từ đầu đến cuối. Do tính phức tạp của HĐMBĐ và tầm quan trọng của nó đối với các nhà máy phát điện, công ty phân phối điện, lực lượng nhân sự tham gia đàm phán hợp đồng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng đàm phán hợp đồng và hiểu biết về lĩnh vực điện lực để quá trình đàm phán đạt được hiệu quả cao nhất.

Các thành viên của tổ ngoài yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng đàm phán cũng như kinh nghiệm còn phải có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Mỗi thành viên hoặc nhóm thành viên sẽ đàm phán các điều khoản hoặc phụ lục của hợp đồng thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, sau đó phải có bộ phận tổng hợp các kết quả đàm phán của từng nhóm, kết hợp và soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các kết quả đó. Người đứng đầu Tổ đàm phán cần phải biết cách thức kết hợp năng lực, trí tuệ của tất cả các thành viên, điều phối các quan điểm, lợi ích về kỹ thuật- thương mại- pháp lý, tổng hợp kết quả làm việc của các nhóm. Ví dụ như trong trường hợp yêu cầu về mặt kỹ thuật cần đạt được tiêu chuẩn này nhưng điều kiện thương mại không cho phép hoặc có thể dẫn đến giá điện rất cao, khi đó người đứng đầu cần có quyết sách phù hợp để quyết định hoặc trình

người có thẩm quyền trong doanh nghiệp quyết định, đảm bảo kết hợp hài hòa yếu tố kỹ thuật và thương mại.

Một vấn đề nữa cần đặt ra là khi nguồn nhân sự không đầy đủ hoặc chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra, khi trong đàm phán xuất hiện những yếu tố mới và phức tạp, các bên tham gia đàm phán cũng cần mạnh dạn thuê tư vấn bên ngoài để thực hiện các công việc cần thiết hoặc ít nhất là đưa ra các ý kiến mang tính tham khảo để người có thẩm quyền quyết định. Hiện nay một vài nhà tư vấn đã đề xuất chủ đầu tư, người mua điện duy nhất phương án thuê tư vấn theo gói, bao gồm cả tư vấn kỹ thuật, thương mại và tài chính, pháp lý để đưa ra ý kiến tư vấn toàn diện, tổng thể về hợp đồng. Đây là đề xuất hay tuy nhiên việc kết hợp được tất cả các tư vấn là điều không dễ dàng và phí tư vấn cũng không hề thấp.

- Thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời đề xuất sửa đổi bổ sung cần thiết khi phát hiện quy định trong hợp đồng không phù hợp hay chưa rõ ràng

Sau khi hợp đồng được kí kết và có hiệu lực pháp luật, cả bên bán và bên mua cần nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng. Thực tế ở Việt Nam, do ý thức pháp luật của người dân chưa thực sự cao, đôi khi các bên không thực hiện đầy đủ những quy định của hợp đồng, thậm chí có nhiều trường hợp chính những người thực hiện hợp đồng lại không nghiên cứu kĩ nội dung dẫn đến hiểu sai, hiểu không đầy đủ văn bản hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng không được đầy đủ, thống nhất. Tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp giữa các bên. Để tránh việc phát sinh các tranh chấp như vậy các chủ thể liên quan đến việc thực hiện HĐMBĐ cần nghiên cứu kỹ hợp đồng, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong hợp đồng, khi có các tình huống phát sinh có thể dẫn đến việc không thực hiện được hoặc không thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ trong

hợp đồng cần có thông báo kịp thời cho bên kia để các bên kia tìm cách giải quyết, tránh phát sinh tranh chấp không cần thiết.

Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên khi kí kết có thể các bên khó có thể lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra trên thực tế để ghi nhận vào hợp đồng hoặc do nền kinh tế có những thay đổi làm cho các quy định của hợp đồng không còn phù hợp thì các bên nên nhanh chóng thông báo cho bên kia, đề xuất phương án giải quyết để cùng sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giảm nguy cơ phát sinh tranh chấp.

3.4.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về thủ tục Hải quan trong thực hiện các Hợp đồng xuất nhập khẩu điệnnăng

Điện năng là một mặt hàng đặc thù, do đó việc xác định khối lượng, xác định trị giá tính thuế hàng XNK chủ yếu dựa vào cách tính của doanh nghiệp quy định trong hợp đồng. Từ thực tế các hạn chế, bất cập về thủ tục hải quan, theo ý kiến học viên, Tổng cục Hải quan cần sớm ban hành quy trình hoặc có hướng dẫn riêng về thủ tục hải quan và kê khai thuế đối với mặt hàng điện năng. Theo đó, trong việc khai báo hải quan cần có quy định riêng đối với hàng hóa XNK có tính chất đặc thù như mặt hàng điện năng cần được khai báo hải quan và kê khai thuế theo số chốt công tơ hàng tháng. Việc khai báo căn cứ vào lượng điện thực tế đã XNK. Cần có quy định về việc doanh nghiệp phải nộp bản chốt số điện cuối tháng để làm căn cứ tính toán số lượng điện khai báo. Đồng thời phải xây dựng phương pháp, công thức xác định số lượng điện XNK làm căn cứ có tính pháp lý trong việc kiểm tra, kê khai, tính thuế của doanh nghiệp cũng như quy định cụ thể thời điểm doanh nghiệp phải đăng ký tờ khai hải quan đối với mặt hàng điện.

Trong việc xác định trị giá tính thuế, cần có hướng dẫn cụ thể đối với các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế như các khoản phụ phí, các khoản tiền bên mua phải thanh toán thêm cho bên bán do dùng số lượng không đúng theo thỏa thuận hoặc kiến nghị với Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Công Thương để thống nhất cách tính sản lượng điện năng XNK.

Tiểu kết Chƣơng 3

Như vậy, trên cơ sở Chương 1 của luận văn nghiên cứu về những nội dung cơ bản có tính chất lý luận về hợp đồng XNKĐN và Chương 2 của luận văn nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế v, cũng như nghiên cứu pháp luật một số quốc gia điển hình, có quan hệ với Việt Nam về XNKĐN, trong Chương 3 của luận văn, học viên đã tập trung nghiên cứu về một số quy định chuyên ngành của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực điện lực nói chung và XNKĐN nói riêng. Cụ thể nghiên cứu về các vấn đề: nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về XNKĐN, nghiên cứu thực tiễn hoạt động XNKĐN tại Việt Nam bằng việc đưa ra các số liệu thực tế liên quan.

Qua việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung của đề tài, học viên đã nêu ra những bất cập, han chế của pháp luật Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu điện năng cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đối với việc điều chỉnh hoạt động XNKĐN thông quan việc hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa Việt Nam với nước ngoài, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

KẾT LUẬN

Hoạt động XNKĐN giữa EVN và đối tác tuy xuất hiện chưa lâu, số lượng hợp đồng XNKĐN chưa lớn nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện ổn định cho sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.Bởi bản thân hoạt động XNKĐN chưa có lịch sử phát triển lâu dài nên pháp luật về loại hợp đồng XNKĐN trong hoạt động này cũng mới hình thành ở Việt Nam, chủ yếu các văn bản pháp luật ra đời trong thập niên cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI. Tuy mới ra đời nhưng các quy định của pháp luật về hoạt động XNKĐN tại Luật Điện lực năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như quy định chung về Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2005 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho quan hệ mua bán điện giữa các nước trong khu vực từng bước hình thành và phát triển. Đây là thành tựu, là ưu điểm đáng được ghi nhận và tiếp tục phát huy của pháp luật Việt Nam về hoạt động XNKĐN.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, pháp luật về XNKĐN ở một số điểm vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế hoặc chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa lĩnh vực pháp luật này, góp phần tích cực vào việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho nền kinh tế đang phát triển năng động tại Việt Nam hiện nay, bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)