2.3. Pháp luật của một số quốc gia về hoạt động xuất nhập khẩu
2.3.3. Pháp luật Campuchia
Tại Campuchia, Tổng Công ty Điện lực Campuchia (Electricite Du Cambodge) có vai trò tương tự như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở Việt Nam hiện nay. EDC là một công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu hoàn toàn của Nhà nước Campuchia, có trách nhiệm phát triển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện ở Campuchia. EDC mua điện từ các dự án điện độc lập để cung cấp cho khách hàng trên toàn lãnh thổ Campuchia thông qua các hợp đồng mua bán điện, trừ một số vùng xa xôi hẻo lánh các dự án điện độc lập sẽ trực tiếp cung cấp điện cho khách hàng. EDC cũng là chủ thể tham gia các hợp đồng nhập khẩu điện từ Việt Nam và Thái Lan.
Luật Điện lực Campuchia ban hành ngày 02/02/2001 bởi Royal Decree No.NS/RKM/0201/03. Luật Điện lực 2001 được sửa đổi lần 1 vào ngày 24/07/2007. Như các nước khác, Campuchia cũng quản lý các hoạt động điện lực và hợp đồng mua bán điện khá chặt chẽ và có thể phân chia thành một số lĩnh vực cụ thể như:
Thứ nhất, cơ quan quản lý hoạt động điện lực và các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán điện: Theo quy định tại Điều 3 Luật Điện lực Campuchia thì Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Campuchia (the Ministry of Industry, Mines and Energy) là cơ quan có trách nhiệm đặt ra và quản lý chính sách, chiến lược và kế hoạch trong lĩnh vực điện lực. Cơ quan có chức năng trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực là Cơ quan Điện lực Campuchia (the Electricity Authority of Cambodia). Điều 6 quy định cụ thể hơn về tư cách pháp lý của Cơ quan này, đây là thực thể pháp lý công, được Chính phủ Hoàng gia Campuchia trao quyền như là một cơ quan độc lập để quản lý các dịch vụ điện lực (electricity services: bao gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện năng và các dịch vụ khác liên quan đến các dịch vụ kể trên- điều 1 Luật Điện lực Campuchia) và điều chỉnh mối quan hệ trong
Thứ hai, giấy phép hoạt động điện lực: để tham gia vào các dịch vụ điện lực, (electrical power energy services) và trở thành một bên của các hợp đồng mua bán điện trong các dịch vụ tương ứng, các chủ thể cần phải có giấy phép phù hợp. Điều 5 Luật Điện lực Campuchia quy định:
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ điện lực được yêu cầu phải có một giấy phép cấp bởi Cơ quan Điện lực Campuchia và sẽ duy trì bằng các điều kiện của luật này, các điều kiện ghi trong giấy phép, quy định và thủ tục của Cơ quan Điện lực Campuchia và các yêu cầu của pháp luật Campuchia.
Thứ ba, về phê duyệt giá điện và các điều kiện cung cấp các dịch vụ điện lực Khoản b Điều 7 Luật Điện lực Campuchia quy định cơ quan điện lực Campuchia có thẩm quyền:
Phê duyệt giá điện, các chi phí, thời hạn và điều kiện của các dịch vụ điện lực của những chủ thể được cấp phép, trừ khi Cơ quan này cho rằng giá điện và các chi phí, thời hạn cũng như điều kiện này được xác lập dựa trên quy trình thị trường và cạnh tranh (yếu tố cạnh tranh và thị trường).
Thứ tư, về giải quyết khiếu nại, tranh chấp:Khoản f Điều 7 quy định Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại của khách hàng, các tranh chấp hợp đồng liên quan đến những chủ thể được cấp phép nếu các khiếu nại, tranh chấp này liên quan tới việc vi phạm các điều kiện cấp phép quy định trong giấy phép hoạt động dịch vụ điện lực tương ứng. Đối với các tranh chấp hợp đồng khác sẽ được giải quyết theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.
Nói tóm lại, Luật Điện lực Campuchia chỉ quy định chung về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực điện lực, quy mô của luật này không lớn, bao gồm 13 chương, 79 điều. Luật này cũng không có các quy định riêng rẽ và rõ ràng
về Hợp đồng mua bán điện nhưng cũng đã thể hiện tương đối rõ quan điểm quản lý của Nhà nước Campuchia về loại Hợp đồng này về điều kiện chủ thể, giá điện, giải quyết tranh chấp cũng như phê chuẩn một số điều kiện khác của Hợp đồng [38].
Tiểu kết Chƣơng 2
Như đã trình bày trọng nội dung Chương 2, hoạt động XNKĐN trên bình diện quốc tế vẫn chưa được trực tiếp quy định và điều chỉnh bởi một điều ước quốc tế riêng biệt nào mà chủ yếu được lồng ghép trong những quy định thuộc các Điều ước quốc tế và Hiến chương về năng lượng. Do đó, pháp luật quốc gia của các nước trên thế giới là công cụ hiệu quả nhất điều chỉnh vấn đề này. Hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành văn bản luật riêng về điện lực (Electricity Law/Act) hoặc gộp chung vào luật về năng lượng (Energy law/act). Theo quy định của các nước này thì kinh doanh điện đều là ngành nghề có điều kiện, các chủ thể đều phải có giấy phép phù hợp mới được kinh doanh một hay nhiều lĩnh vực thuộc ngành điện lực.
Chương 2 của Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản, các quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đềXNKĐN, cũng như nghiên cứu pháp luật một số quốc gia có quan hệ mật thiết với Việt Nam vềXNKĐN. Hiệp ước Hiến chương Năng lượng 1994 và đặc biệt là Hiến chương Năng lượng Quốc tế 2015 chính là những văn kiện pháp lý mang tính quốc tế quan trọng nhất điều chỉnh vấn đề XNKĐN. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có một Công ước hay Hiệp ước chính thức nào điều chỉnh riêng biệt về vấn đề này.Pháp luật của các quốc gia có quan hệ mua bán điện với Việt Nam như pháp luật của Trung Quốc, Lào và Campuchia cũng được nghiên cứu để làm rõ sự khác nhau của quy định các nước trong vấn đề XNKĐN. Từ đó, thông qua việc nghiên cứu trong Chương 2, học viên có cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu về thực trạng của pháp luật Việt Nam về XNKĐN và thực tiễn XNKĐN tại Việt Nam cũng như đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật trong Chương 3.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN NĂNG TẠI VIỆT NAM - CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP