xuất nhập khẩu điện năng
Hạn chế đầu tiên của pháp luật Việt Nam về xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu điện năng nói riêng là đối tượng của Hợp đồng xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 3 luật Thương mại Việt Nam 2005: “a. Hàng hoá là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai. b. Hàng hoá còn là những vật gắn liền với đất đai”. Có thể thấy luật Thương mại Việt Nam 2005 điều chỉnh không chỉ bó hẹp ở các động sản mà còn cả các động sản. Còn các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng hoá, thanh toán, bảo hiểm, ... thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Đây cũng là một hạn chế khiến cho Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi hội nhập WTO.
Thứ hai, các quy định về trình tự mua bán điện với nước ngoài cũng có những bất cập. Hiện nay các quy định này chủ yếu theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BCT. Tuy nhiên, quy định của Thông tư trên về phần yêu cầu của Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài đang có điểm chưa hợp lý, đó là các đơn vị điện lực khi đề xuất phương án nối lưới điện với phía nước ngoài phải có “Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” (Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BCT). Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Điện lực 2004 thì Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và địa phương. Thủ tướng là chủ thể có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực địa phương. Như vậy bản thân các chủ thể có thẩm quyền phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài cũng là các chủ thể phê duyệt các quy hoạch phát triển điện lực- trong đó có kế hoạch phát triển lưới điện địa phương. Thế nhưng khi các đơn vị điện lực có đề nghị mua bán điện với nước ngoài lại phải cung cấp kế hoạch phát triển lưới điện khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều này là không cần thiết bởi chủ thể phê duyệt việc mua bán điện với nước ngoài và kế hoạch phát triển lưới điện là một mà thôi.
thể từ khi ERAV nhận được Hồ sơ hợp lệ của đơn vị điện lực đến khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay không phê duyệt việc mua bán điện với nước ngoài. Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư này chỉ quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi hết hạn lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành và các đơn vị điện lực có liên quan đến phương án mua, bán điện với nước ngoài, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét. Quy định này có thể gây khó khăn cho các đơn vị điện lực khi không biết khi nào đề xuất mua bán điện với nước ngoài của họ mới được phê duyệt hoặc nhận được quyết định không phê duyệt.
Bất cập tiếp theo về quy định thủ tục Hải quan trong thực hiện các Hợp đồng xuất nhập khẩu điện năng. Điện năng là một mặt hàng đặc thù, do đó việc xác định khối lượng, xác định trị giá tính thuế hàng XNK chủ yếu dựa vào cách tính của doanh nghiệp quy định trong hợp đồng. Cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá khai báo theo giá ghi trên Hợp đồng mua bán điện đó.Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có quy trình thủ tục cụ thể cho mặt hàng điện, khi doanh nghiệp khai báo cho cơ quan Hải quan thì hàng đã được đưa vào sử dụng, hàng đã thực nhập vào Việt Nam qua hệ thống truyền tải, trạm biến áp, không trực tiếp đi qua cửa khẩu như hàng hóa thông thường. Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ theo biên bản xác nhận chốt chỉ số công tơ điện mà không thể giám sát, kiểm soát như hàng hóa khác, vì vậy, đã gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc xác định số lượng, xác định trị giá tính thuế mặt hàng điện XNK. Việc tính sản lượng điện XNKchỉ dựa vào các công thức tính chuyên ngành do hai bên thống nhất và quy định trong hợp đồng, cách tính này chưa có quy định pháp lý cụ thể.
Điểm bất cập thứ hai đối với trong QLNN về Hải quan đối với hoạt động XNKĐN đó là doanh nghiệp XNK điện mở tờ khai theo từng tháng, hàng hóa XNK của tháng trước kê khai vào những ngày cuối của tháng tiếp
theo. Doanh nghiệp chỉ thực hiện kê khai đối với số lượng hàng hóa thực XNK, ngày hàng đến cửa khẩu nhập tính theo ngày cuối cùng của tháng phát sinh lượng điện XNK. Như vậy, sau khi hàng hóa XNK đã thông quan thì DN mới thực hiện khai báo và công chức hải quan xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát… Điều này không phù hợp với quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK thương mại thông thường quy định tại Khoản 3 Điều 11 và Khoản 1 Điều 18 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, hiện trị giá tính thuế được tính toán theo số lượng điện chốt công tơ tại các trạm của hai bên từ tỷ lệ tiêu hao. Hàng tháng, chi cục Hải quan cửa khẩu cử công chức cùng đại diện doanh nghiệp đến các trạm điện tại Việt Nam để kiểm tra, chốt số điện làm căn cứ xác định số lượng điện khai báo trên tờ khai hải quan. Đơn giá tính thuế theo giá doanh nghiệp khai báo phù hợp với hợp đồng thương mại.
Cuối cùng, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một Hợp đồng mẫu hoàn thiện để áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động XNKĐN tại Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các bên chủ thể khi tham gia xây dựng, ký kết Hợp động XNKĐN.