Hiến chƣơng Năng lƣợng Quốc tế năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 48 - 53)

2.2.1. Nội dung cơ bản

Vào thời điểm ngành năng lượng đang trải qua quá trình chuyển đổi căn bản trên toàn thế giới, thị trường năng lượng ngày càng có sự phụ thuộc

lẫn nhau, tất cả các quốc gia cần tham gia vào việc thúc đẩy mô hình toàn cầu về hợp tác năng lượng trong dài hạn trong khuôn khổ nền kinh tế thị trường và dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau bằng các nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử. Đây là lý do tại sao ECT bắt đầu quá trình tự hiện đại hóa để thúc đẩy các nguyên tắc và quy tắc của nó vượt ra ngoài biên giới truyền thống.Để thực hiện tiến trình mở rộng và hiện đại hóa, kế thừa những giá trị của Hiến chương Năng lượng châu Âu - ECT, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi xướng xây dựng Hiến chương Năng lượng quốc tế (IEC). Hiến chương Năng lượng Quốc tế là một tuyên bố chính trị không ràng buộc, củng cố các nguyên tắc chính cho hợp tác năng lượng quốc tế. Nó cũng cố gắng phản ánh những thay đổi trong thế giới năng lượng đã xuất hiện kể từ khi xây dựng Hiệp ước Hiến chương Năng lượng ban đầu vào đầu những năm 1990. Hiến chương Năng lượng Quốc tế đã được ký kết vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, bởi 72 quốc gia cộng với EU, Euratom và ECOWAS tại một hội nghị cấp Bộ do chính phủ Hà Lan tổ chức và được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ngày 21/5/2015 tại Hà Lan. Nội dung Hiến chương là một tuyên bố nêu ra các nguyên tắc và nội dung cơ bản, bao quát về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng, hướng tới phát triển năng lượng bền vững, tăng cường an ninh năng lượng.

Nội dung chủ yếu của IEC phản ánh một số thách thức năng lượng hàng đầu của thế kỷ 21, cụ thể là:

- Tóm lược đầy đủ của các tài liệu và thỏa thuận đa phương về năng lượng được phát triển trong hai thập kỷ vừa qua và sự phối kết hợp giữa các diễn đàn đa phương liên quan đến năng lượng, bao gồm cả Hiến chương Năng lượng, đồng thời đưa ra các hướng đi tiếp theo đối với các quốc gia thành viên về vấn đề năng lượng;

- Sức nặng ngày càng gia tăng của các nước đang phát triển đe dọa tới an ninh năng lượng toàn cầu;

- Sự khó xử của các quốc gia khi phải lựa chọn giữa an ninh năng lượng, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường;

- Vai trò của việc tăng cường thương mại năng lượng đối với sự phát triển bền vững;

- Nhu cầu thúc đẩy việc tiếp cận với các dịch vụ liên quan tới năng lượng hiện đại, giảm sự thiếu thốn năng lượng, nâng cao năng lực trong xây dựng và quản lý liên quan tới năng lượng;

- Sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng và các đường truyền dẫn cho các nguồn năng lượng đó;

- Vai trò của hội nhập khu vực đối với thị trường năng lượng.

Bằng cách bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan tới năng lượng, Hiến chương Năng lượng Quốc tế thúc đẩy hợp tác năng lượng cùng có lợi giữa các quốc gia vì mục đích an ninh năng lượng và bền vững. Do đó, nó phù hợp với chương trình nghị sự chính sách toàn cầu được thể hiện trong Thông cáo của Hội nghị các nhà lãnh đạo G20 tại Hội nghị thượng đỉnh Brisbane vào tháng 11 năm 2014 và tài liệu của Liên Hợp Quốc được Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững phê duyệt vào tháng 6/2012 [28].

2.2.2. Các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu điệnnăng

Do một trong các mục đích chính của Hiệp ước Hiến chương Năng lượng là để hỗ trợ cho các chính sách và tạo điều kiện mở rộng phạm vi địa lý của Hiệp ước Hiến chương Năng lượng nên các điều khoản, tuyên của IEC về thương mại năng lượng nói chung và xuất nhập khẩu điện năng nói riêng tương đồng với các quy định trong Hiệp ước Hiến chương Năng lượng năm 1994. Cụ thể tại Chương I “Mục tiêu” của IEC, các quốc gia cam kết đạt được mục tiêu về mặt thương mại năng lượng như sau:Phát triển thương mại năng lượng phù hợp với các Hiệp định đa phương quan trọng có liên quan như Hiệp định WTO và các Hiệp định liên quan tới nơi được áp dụng Hiệp định

cũng như các nghĩa vụ và cam kết không phổ biến hạt nhân. Để đạt được điều này cần có các phương thức và điều kiện sau:

- Một thị trường mở và cạnh tranh cho các sản phẩm, vật liệu, thiết bị và dịch vụ liên quan tới năng lượng;

- Tiếp cận các nguồn năng lượng mới và thăm dò, phát triển chúng trên cơ sở thương mại;

- Tiếp cận thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế;

- Cần có sự minh bạch đối với tất cả các phân khúc liên quan tới thị trường năng lượng quốc tế (như sản xuất, xuất khẩu, vận chuyển, tiêu thụ, nhập khẩu v.v..);

- Loại bỏ các rào cản kỹ thuật, hành chính và các rào cản khác đối với thương mại năng lượng và các thiết bị, công nghệ và dịch vụ liên quan đến năng lượng;

- Thúc đẩy sự tương thích của các hệ thống năng lượng quốc gia và khu vực để tạo ra một không gian năng lượng chung;

- Thúc đẩy sự hài hòa của các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn trong lĩnh vực năng lượng;

- Thúc đẩy hiện thực hóa các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu và khu vực;

- Hiện đại hóa, đổi mới và hợp lý hóa ngành dịch vụ và lắp đặt để thuận lợi cho việc sản xuất, chuyển đổi, vận chuyển, phân phối và sử dụng năng lượng; - Thúc đẩy phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng giao thông và hội nhập thị trường năng lượng khu vực;

- Thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn một cách tốt nhất, đặc biệt thông qua các tổ chức tài chính thích hợp hiện nay;

- Tạo điều kiện cho việc tiếp cận cơ sở hạ tầng giao thong phục vụ cho mục đích vận chuyển quốc tế phù hợp với các mục tiêu kể trên của Hiến chương;

- Tiếp cận các điều khoản thương mại dành cho việc sử dụng công nghệ để thăm dò, phát triển, chuyển đổi và sử dụng các nguồn năng lượng.

Để đạt được các mục tiêu kể trên, theo như các tuyên bố tại Chương II, các bên ký kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp cận thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế đối với các sản phẩm năng lượng. Muốn cho việc tiếp cận thị trường các thị trường kể trên một cách thuận lợi như vậy cần tính đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động của các lực lượng thị trường và thúc đẩy cạnh tranh.

Các bên ký kết đã quyết định loại bỏ dần các rào cản thương mại với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ liên quan tới năng lượng theo cách phù hợp với các quy định của Hiệp định WTO và các Công ước, Hiệp định liên quan tới nơi được áp dụng Hiệp định cũng như các nghĩa vụ và cam kết không phổ biến hạt nhân để đạt được mục tiêu phát triển và đa dạng hóa thương mại năng lượng. Để thống nhất quan điểm về việc đảm đảm giá năng lượng sẽ theo định hướng thị trường các quốc gia thành viên cũng sẽ làm việc cùng nhau, đồng thời họ nhận ra rằng việc vận chuyển các sản phẩm năng lượng qua lãnh thổ của nhau là điều cần thiết cho tự do hóa thương mại các sản phẩm năng lượng. Chính vì thế, việc quá cảnh nên được diễn ra đặc biệt trong điều kiện kinh tế môi trường và thương mại thế giới hiện nay. Các bên ký kết trong Chương II cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển các mạng lưới dẫn truyền năng lượng quốc tế và sự kết nối của chúng, bao gồm cả mạng lưới dầu khí và lưới điện xuyên biên giới. Sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực phối hợp giữa các bên và khuyến khích sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan để phát triển, tính tương thích của các thông số kỹ thuật điều chỉnh việc cài đặt và hoạt động của các mạng đó cũng được các bên đặc biệt quan tâm.

Như vậy, việc thông qua Hiến chương Năng lượng Quốc tế 2015 đã nâng tầm quan trọng của các nguyên tắc năng lượng dựa trên thị trường. Các quốc gia trên khắp châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,

Mông Cổ, Pakistan và Indonesia là một phần của mục tiêu mở rộng của IEC. Đây không chỉ là những quốc gia chuyên sản xuất năng lượng, mà còn là những nước dẫn đầu khu vực về sản lượng tiêu thụ năng lượng. Điều này góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)