Pháp luật Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 56 - 60)

2.3. Pháp luật của một số quốc gia về hoạt động xuất nhập khẩu

2.3.2. Pháp luật Lào

Lào là một quốc gia giàu có về tiềm năng năng lượng tự nhiên. Quốc gia này có tiềm năng thủy điện trên lý thuyết vào khoảng 26.500 MW tính

trên cả nước. Khoảng 18.000 MW trong số đó có thể khai thác được về mặt kỹ thuật, trong đó khoảng 12.500 MW sẽ đến từ các tiểu lưu vực chính của sông Mê Kông và phần còn lại từ các lưu vực nhỏ của sông Mê Kông hoặc ngoài sông Mê Kông. Đề cập đến các kế hoạch phát triển thủy điện trong tương lai ở nước này trong một phiên họp tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) ngày 12/9, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chia sẻ về thông tin Lào có khả năng trở thành “Viên pin của châu Á”.

Trong một báo cáo về sự phát triển của ngành năng lượng trong ba quý đầu năm 2017, Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào cho biết rằng sản lượng điện trong giai đoạn này đạt 23,596 TWh, tăng 35,38% so với cùng kỳ năm 2016. Bộ Năng lượng và Mỏ cũng báo cáo rằng hiện nay chủ yếu nguồn xuất khẩu điện của Lào sang Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trong đó Thái Lan là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất từ Lào.Mặc dù Lào đã phát triển nhiều dự án thủy điện cũng như nhiệt điện nhưng phần lớn trong số đó thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài nên hầu hết đã có thị trường cụ thể để xuất khẩu. Quan trọng hơn, Lào vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng mạng lưới truyền tải điện trên toàn quốc, do đó một số khu vực vẫn cần nhập khẩu điện từ các quốc gia láng giềng hoặc mua điện từ các nhà máy thủy điện tư nhân.Về nhập khẩu điện năng, trong 9 tháng đầu năm 2017, nước này đã nhập khẩu 368,27 triệu Kwh từ Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, giảm 44,60% so với cùng kỳ năm 2016. Điều này cho thấy sự ổn định năng lượng trong nước đã được cải thiện và mạng lưới điện đã được mở rộng.

Tại Lào, Electricite du Laos (EDL) là một công ty điện lực thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm phát triển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện ở Lào. Công ty này cũng quản lý việc nhập khẩu và xuất khẩu điện từ lưới điện quốc gia Lào. Năm 2010, EDL-Generation Company Limited (EDL- Gen) được thành lập và hoạt động như một công ty con của EDL để chịu trách

nhiệm quản lý việc sản xuất điện năng, thành lập liên doanh với các dự án sản xuất điện khác và cung cấp dịch vụ quản lý cho các dự án này.

Các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề năng lượng chủ yếu bởi Luật Điện lực năm 1997 sửa đổi năm 2012 và Tuyên bố về chính sách ngành điện năm 2001. Luật Điện lực của Lào được ban hành ngày 12/4/1997 bằng DECREE of the PRESIDENT No. 34/PO và được sửa đổi năm 2012 quản lý việc sản xuất và phân phối điện ở Lào. Luật Điện lực 1997 cũng đặt ra các tiêu chuẩn cho việc quản lý, sản xuất, phân phối, truyền tải và xuất nhập khẩu điện của Lào. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Lào quản lý các hoạt động liên quan tới điện lực và xuất nhập khẩu điện năng khá chặt chẽ và có thể phân chia thành một số lĩnh vực cụ thể như:

- Cơ quan quản lý hoạt động điện lực và các vấn đề liên quan đến XNKĐN: Theo Nghị định của Chủ tịch nước Cộng hòa Lào, số 107 / PR, ngày 30 tháng 5 năm 2011;.Bộ Năng lượng và Mỏ (MEM) chịu trách nhiệm giám sát, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến năng lượng ở Lào. MEM chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và chiến lược, giám sát các doanh nghiệp của công ty điện lực thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với EDL, các doanh nghiệp nhà nước của Lào, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường Lào để thực thi những quy định của pháp luật liên quan. Ngoài ra còn có Cục Quản lý Năng lượng (DEM) chịu trách nhiệm soạn thảo luật năng lượng, hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định an toàn. DEM cũng hoạt động như một cơ quan giám sát đối với các cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân và doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo họ tuân thủ tất cả các quy tắc và quy định.

Luật Điện lực Lào chỉ quy định chung về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực điện lực, quy mô của luật này không lớn, bao gồm 12 chương, 56 điều. Luật này cũng không có các quy định riêng rẽ và rõ ràng về hợp đồng

mua bán điện với nước ngoài nhưng cũng đã thể hiện tương đối rõ quan điểm quản lý của Lào về hoạt động XNKĐN.

- Giấy phép hoạt động điện lực: Để tham gia vào các dịch vụ điện lực, (electrical power energy services) và trở thành một bên của các hợp đồng mua bán điện trong các dịch vụ tương ứng, các chủ thể cần phải có giấy phép phù hợp. Điều 11 Luật Điện lực Lào quy định:”Tất cả cá nhân hoặc tổ chức muốn vận hành một doanh nghiệp điện tham gia sản xuất, truyền tải và phân phối, xuất nhập khẩu hoặc phát triển điện phải yêu cầu nhượng bộ từ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và yêu cầu phê duyệt để thành lập và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật kinh doanh.

- Hoạt động XNKĐN: Tại Điều 19 Luật Điện lực Lào sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về hoạt động XNKĐN như sau: “Việc xuất khẩu điện năng được coi như việc xuất khẩu khẩu hàng hóa thông thường nhưng trước hết phải đảm bảo đủ ưu tiên cung cấp cho việc sử dụng trong nước, bao gồm cả việc mở rộng ngành công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội đất nước” [38].

Điện năng cũng có thể được nhập khẩu vào Cộng hòa Dân chủ Dân tộc Lào, với điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và với sự chấp thuận của chính phủ. Như vậy, cũng giống như nhiều quốc gia khác, điện năng được coi như một loại hàng hóa tại Lào, các nhà máy, doanh nghiệp có thể tự do bán điện cho nước ngoài sau khi đảm bảo nhu cầu trong nước. Hoạt động nhập khẩu điện cũng tương tự như vậy. Giá điện sẽ do Bộ Năng lượng và Mỏ hợp tác với các ban ngành và các bên liên quan để nghiên cứu cấu trúc giá điện của từng loại để trình Chính phủ xem xét trong từng thời kỳ. Một điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể bán điện cho nước ngoài tại Lào chính là doanh nghiệp sản xuất điện phải ký Hợp đồng nhượng quyền dự án điện của doanh nghiệp đó với Chính phủ Lào (hay còn gọi là Hợp đồng CA) [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)