3.4. Một số kiến nghị, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện
3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu điện năng
điện năng
3.4.1.1. Nhu cầu bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia Hợp đồng xuất nhập khẩu điệnnăng
HĐXNK điện năng là loại Hợp đồng song vụ, trong mỗi quan hệ Hợp đồng, bên bán và bên mua đều vừa có quyền, vừa phải thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia HĐXNK điện năng cần có hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch, ổn định cho hoạt động mua bán điện giữa họ. Một hệ thống pháp luật thiếu rõ ràng và hay thay đổi làm cho các chủ thể chịu sự điều chỉnh của hệ thống đó không xác định được chính xác quyền, nghĩa vụ của họ, khó khăn trong việc xác định việc gì được làm, việc gì không được làm sẽ dẫn đến nhiều nghi ngại, hiểu nhầm và tranh chấp giữa bên mua và bên bán điện. Vì vậy, pháp luật về HĐXNK điện năng không những phải công bằng cho các bên tham gia quan hệ mua bán điện mà còn phải minh bạch, rõ ràng, tránh quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Do việc mua bán điện thường được thiết lập tương đối ổn định, quan hệ giữa bên mua và bên bán thường diễn ra trong thời gian dài nên pháp luật về HĐXNK điện năng cần ổn định, tránh gây quá nhiều xáo trộn trong thời gian ngắn. Để làm được điều này, cần có định hướng và chương trình xây dựng pháp luật phù hợp và khoa học, xây dựng pháp luật trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế và xu hướng phát triển của lĩnh vực mua bán điện với nước ngoài.
3.4.1.2. Nhu cầu xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hướng tới thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoànchỉnh
Thực hiện Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, ngành điện Việt Nam đang tiến hành các bước
chuẩn bị kỹ lưỡng cho vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thành công. Ở giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh,nhất là ở các thị trường mới chuyển đổi thì ngoài sản lượng điện mua bán qua thị trường giao ngay vẫn còn phần lớn điện năng được mua bán thông qua các Hợp đồng mua bán điện cũng như HĐXNKĐN. Theo dự thảo thiết kế thị trường điện hiện nay ở Việt Nam thì dự tính sẽ có khoảng từ 5-10% lượng điện năng mua bán trên thị trường giao ngay, phần còn lại vẫn sẽ mua bán thông qua Hợp đồng. Lý do vẫn giữ cơ chế HĐXNK điện năng dài hạn là vì ở giai đoạn đầu của phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn cần khuyến khích các chủ đầu tư tham gia đầu tư các dự án điện ở nước ngoài thông qua sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm. Cùng với sự phát triển và ổn định của thị trường điện, tỷ lệ điện năng mua bán trên thị trường giao ngay sẽ dần tăng lên thay thế cho việc mua bán qua HĐXNK điện năng dài hạn.
Như vậy ngay cả trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, HĐXNK điện năng vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư các dự án điện. Do đó hoàn thiện pháp luật về HĐXNK điện năng sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về thị trường điện và từng bước xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh ở Việt Nam [14].
3.4.1.3. Khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư phát triển các dự án điện ở nước ngoài, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho phát triển kinh tế-xãhội
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, hàng năm nhu cầu về điện tăng khoảng 17% mỗi năm (cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP), nhất là trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về điện tăng lên nhanh chóng trong khi khả năng cung cấp của toàn hệ thống lại có hạn dẫn đến tình trạng thiếu điện trong mùa
khô ngày càng trầm trọng. Việc thiếu điện trong mùa khô vừa do yếu tố thời tiết thay đổi thất thường vừa có nguyên nhân từ thiếu vốn đầu tư cho các dự án điện. Hiện nay đầu tư một nhà máy điện có công suất khoảng 1000-1200 MW thì tổng mức đầu tư khoảng 1-1,5 tỷ USD đối với các nhà máy nhiệt điện than, bình quân mỗi năm cần khoảng 4-5 tỷ USD để đảm bảo nhu cầu điện năng cho nền kinh tế-xã hội. Nguồn vốn của nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển điện lực và Nhà nước cũng chỉ cần đầu tư vào các dự án điện quan trọng về kinh tế-xã hội và quốc phòng an ninh, vì vậy việc thu hút các thành phần kinh tế khác, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực điện lực là việc cần làm. Tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực đã quy định rõ chính sách phát triển điện lực có điểm “thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực”. Để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện lực ngoài việc có những chính sách đặc biệt về đảm bảo đầu tư, khuyến khích đầu tư như ưu đãi về thuế, sử dụng đất… pháp luật cần có các quy định cụ thể, rõ ràng và ổn định về tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
Trước khi bỏ vốn đầu tư, nhà đầu tư phải đánh giá các rủi ro mà họ có thể gặp phải (trong đó có rủi ro về pháp lý khi nhà nước thay đổi chính sách hoặc do chính sách không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng không thống nhất…), những lợi ích mà họ có thể đạt được. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, lợi ích nhà đầu tư mới có thể quyết định đầu tư hay không. Đối với pháp luật về HĐXNK điện năng, Nhà nước còn cần cân nhắc về mức độ quản lý đối với loại hợp đồng này để đảm bảo nhà nước quản lý ở mức độ nhất định đồng thời tạo điều kiện cho các bên tự chủ trong đàm phán, kí kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.