Chính sách quản lý và phát triển năng lượng điện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 66 - 70)

3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập khẩu điện năng

3.1.2. Chính sách quản lý và phát triển năng lượng điện ở Việt Nam

các điều kiện kinh doanh các hoạt động điện lực; khuyến khích việc hợp tác phát triển điện lực với nước ngoài; yêu cầu phát triển nguồn điện, lưới điện phải đảm bảo bền vững, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển điện năng đi đôi với thủy lợi, chống úng, chống hạn, bảo đảm mục tiêu phát triển nông nghiệp.

3.1.2.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp điệnnăng

Theo quy định tại Điều 9 Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, thì Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh. Đồng thời việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hiện nay ngành điện đang thực hiện theo quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013. Theo đó, thị trường điện lực Việt Nam được hình thành và phát triển qua 03 cấp độ sau:

1. Thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1): Tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đến hết năm 2014.

2. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (cấp độ 2):

a) Từ năm 2015 đến năm 2016: Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm;

b) Từ năm 2017 đến năm 2021: Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

3. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (cấp độ 3):

a) Từ năm 2021 đến năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm;

b) Từ sau năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh. (Điều 4 Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg)

Theo lộ trình, lẽ ra năm 2015-2016 Việt Nam đã phải chuyển sang thị trường bán buôn nhưng đến nay, sau gần 6 năm, Bộ Công Thương mới chỉ thực hiện được thị trường phát điện cạnh tranh, từ ngày 1/1/2019, triển khai mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo Thông tư 45/2018/TT-BCT. Dù đã chính thức vận hành, thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể đạt được các bước phát triển tiếp theo.

3.1.2.2. Đảm bảo quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh các hoạt động điện lực

Pháp luật Việt Nam, từ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu từ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương đến Luật Điện lực năm 2004 và các văn khác đều quy định điện năng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Các chủ thể tham gia kinh doanh các khâu trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện đều phải có Giấy phép hoạt động điện lực phù hợp. Một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương do phát điện hoặc mua bán điện với các nước láng giềng với quy mô nhỏ, đầu tư xây dựng cơ sở phát điện tự sử dụng mà không bán cho tổ chức, cá nhân khác hoặc phát điện để bán cho tổ chức, cá nhân khác nhưng công suất lắp đặt dưới 01 MW; kinh doanh điện vùng nông thôn, miền núi, hải đảo với công suất dưới 50kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng thì được miễn giấy phép hoạt động điện lực.

Để có được giấy phép hoạt động điện lực, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể về nhân lực, kinh nghiệm…tùy thuộc vào hoạt động điện lực mà các chủ thể này đăng kí thực hiện. Hiện nay quy định cụ thể về trình tự thủ tục, điều kiện cấp, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực [3].

3.1.2.3. Khuyến khích, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển điệnlực

Điều 5 Luật Điện lực 2004 quy định rõ:

Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động điện lực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện lực tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân ở trong nước hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong hoạt động điện lực.

Mục 2 trong phần Giải pháp đầu tư phát triển tại Quyết định số 110/2007/QĐ- TTg ngày 18/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) cũng nhắc đến việc hợp tác quốc tế trong phát triển điện năng, cụ thể là “Tính toán xây dựng phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc hợp lý” [19].

Như vậy, việc mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực không chỉ đơn thuần là khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện lực mà còn cả việc tăng cường quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với các nước láng giềng trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

3.1.2.4. Khuyến khích phát triển các nguồn năng lượngsạch

nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều hay địa nhiệt...) tuy ít gây ô nhiễm môi trường nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết và giá thành tương đối cao; nhiệt điện tuy ổn định hơn nhưng lại phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, nguồn nhiên liệu này ngày càng khan hiếm và không tái tạo được, gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy trong xây dựng cơ cấu nguồn điện cần phải cân đối các loại nguồn để vừa đảm bảo nguồn điện phát triển ổn định cho nền kinh tế-xã hội vừa phải tính toán đến vấn đề bảo vệ môi trường và giá thành điện năng. Do đó trong các quy hoạch phát triển điện lực đa số đều nêu rõ quan điểm phát triển của Việt Nam là khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng sạch như thuỷ điện đa mục tiêu, tiếp tục nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới như hạt nhân, gió, năng lượng mặt trời..., phát triển hợp lý nhiệt điện trên với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ pháp lý của các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu điện năng giữa việt nam với nước ngoài (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)