2.1. Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng năm 1994
2.1.2. Các nội dung cơ bản
ECT là một thỏa thuận đa phương ràng buộc về mặt pháp lý giữa các quốc gia thành viên bao gồm xúc tiến đầu tư và bảo vệ, thương mại, vận chuyển, hiệu quả năng lượng và giải quyết tranh chấp liên quan tới thương mại năng lượng. Hiệp ước Hiến chương Năng lượng cung cấp một khuôn khổ đa phương thống nhất cho hợp tác năng lượng. Nó được thiết kế để thúc đẩy an ninh năng lượng thông qua hoạt động của các thị trường năng lượng mở và cạnh tranh hơn, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc phát triển bền vững và chủ quyền đối với các nguồn năng lượng của các quốc gia thành viên. Hiệp ước Hiến chương Năng lượng gồm 50 Điều khoản được chia thành 8 phần cùng với đó là 19 Phụ lục và một Bản sửa đổi đối với lĩnh vực thương mại được thông qua năm 1998. Các điều khoản của Hiệp ước tập trung vào năm lĩnh vực lớn bao gồm: Thương mại năng lượng, đầu tư, hiệu quả năng lượng, giải quyết tranh chấp và vận chuyển năng lượng [26, p.26-42]. Cụ thể như sau:
Về thƣơng mại năng lƣợng: Mục đích của ECT trong thương mại
năng lượng là tạo ra các thị trường năng lượng mở không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên. Các thị trường này tuân theo các quy tắc của hệ
thống thương mại đa phương như được thể hiện trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) mà sau này trở thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, Hiệp ước bao gồm các quy định về việc mua bán tất cả các vật liệu năng lượng (ví dụ: dầu thô, khí tự nhiên, nhiên liệu gỗ, v.v.) cũng như các sản phẩm năng lượng cuối cùng (ví dụ: dầu mỏ, điện năng, v.v.) và các thiết bị liên quan đến năng lượng. Các quy tắc thương mại trong Hiệp ước chỉ bao gồm quy định liên quan tới thương mại hàng hóa chứ không điều chỉnh ngành dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới năng lượng.
Về đầu tƣ: Hiệp ước chịu trách nhiệm bảo vệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài giữa các quốc gia thành viên. Các điều khoản của ECT giúp bảo vệ các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ khỏi các rủi ro chính trị liên quan đến đầu tư vào nước ngoài như phân biệt đối xử, quốc hữu hóa, vi phạm hợp đồng, thiệt hại do chiến tranh, v.v. Bản chất ràng buộc về mặt pháp lý của Hiệp ước Hiến chương Năng lượng khiến nó trở thành Hiệp ước đa phương duy nhất trên thế giới điều chỉnh các vấn đề liên quan cụ thể đến năng lượng tính tới trước năm 2015.
Về giải quyết tranh chấp: Trong khi Điều 27 của Hiệp ước quy định
các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên của Hiệp ước, Điều 26 của ECT quy định rõ ràng cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư thuộc các quốc gia thành viên Hiệp ước. Theo quy định tại Điều 26 và 27 Hiệp ước, sự lựa chọn các quy tắc trọng tài để giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Quy tắc Trọng tài ICSID
- Quy tắc Trọng tài của cơ chế phụ trợ ICSID - Trọng tài ad-hoc theo Quy tắc UNCITRAL
- Quy tắc Trọng tài SSC của Phòng Thương mại Stockholm
trong các vấn đề liên quan tới hiệu quả năng lượng và mối quan hệ của nó với một môi trường trong sạch hơn đã được giới thiệu lần đầu trong Hiến chương Năng lượng Châu Âu năm 1991. Điều 19 của ECT đã yêu cầu mỗi quốc gia tham gia ký kết "cố gắng giảm thiểu một cách hiệu quả về mặt kinh tế các tác động có hại đối với môi trường phát sinh từ việc sử dụng năng lượng". Dựa trên điều 19 của Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, Nghị định thư về “hiệu quả năng lượng và các khía cạnh môi trường liên quan” (PEEREA) định nghĩa chi tiết hơn các nguyên tắc chính sách có thể thúc đẩy vấn đề hiệu quả năng lượng và đưa ra các hướng dẫn về phát triển các chương trình quản lý năng lượng hiệu quả.
Về vận chuyển năng lƣợng: Hiệp ước Hiến chương Năng lượng cung
cấp một bộ quy tắc bao trùm toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng, bao gồm không chỉ đầu tư vào sản xuất mà còn cả các điều khoản mà từ đó năng lượng có thể được giao dịch và vận chuyển qua các khu vực tài phán giữa các quốc gia khác nhau tới các thị trường quốc tế. Do đó, thỏa thuận này nhằm ngăn chặn sự gián đoạn nhiên liệu khi dịch chuyển giữa các quốc gia.
Các quốc gia thành viên của ECT cũng đang dự thảo một Nghị định thư về điều lệ vận chuyển năng lượng. Nếu được đàm phán thành công, Nghị định thư sẽ tăng cường hiệu lực các điều khoản của Hiệp ước về các vấn đề vận chuyển, quá cảnh năng lượng để giảm thiểu một số rủi ro trong hoạt động thực tiễn có thể ảnh hưởng đến các đường vận chuyển năng lượng. Các cuộc đàm phán về Nghị định thư này bắt đầu vào đầu năm 2000 và đã có một văn bản phản ánh sự thỏa hiệp trong cuộc thảo luận mở rộng giữa Liên minh châu Âu và Nga tại cuộc họp của ECT vào ngày 10 tháng 12 năm 2003. Tuy nhiên các bên không đạt được sự nhất trí trên cơ sở văn bản thỏa hiệp đó. Các cuộc đàm phán về Nghị định thư sau đó đã tạm thời bị đình chỉ [31, p.19-32]