Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 35 - 37)

III. Xây dựng tiêu tiêu chí phân bổ chi thường xuyên

1.2.4.2Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Luật NSNN năm 2002, thay thế Luật NSNN năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật vẫn thể hiện tư tưởng chủ đạo trong quản lý NS là quản lý đầu vào, theo các nhóm mục chi. Tuy nhiên, những ý tưởng của quản lý NSNN theo đầu ra, kết quả đã bắt đầu được đề cập trong một số các văn bản pháp quy

của Chính phủ và Bộ Tài chính, cụ thể:

- Thứ nhất: Chương trình tổng thể về cải cách hành chính, nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt của nhà cung cấp dịch vụ

Quyết định Phê duyệt Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt nền móng cho quá trình cải cách tài chính công, trong đó hàm chứa bước đột phá hướng tới quản lý theo kết quả hoạt động đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: “… thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng NS”.

Đối với cơ quan hành chính nhà nước, ngày 17/12/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tiếp đó là Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thay thế cho Quyết định số 192.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Gần đây nhất đã được thay thế bởi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mặc dù, cách kiểm soát của các cơ quan chức năng vẫn là kiểm soát định mức đầu vào nhưng các định mức chi tiêu chủ yếu là do đơn vị tự xây dựng thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Các cơ quan quản lý phải thiết lập các tiêu chí

cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ dựa trên các tiêu chí về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện; thời gian giải quyết công việc; tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính.

- Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐ-BTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn 2001-2005

Nhằm trọng tâm hướng vào đổi mới công tác kiểm soát chi NS phù hợp với các cơ chế tài chính của loại hình cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: đổi mới công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo đầu ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Thứ ba: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, cung ứng dịch vụ công ích, không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận, chuyển phương thức cấp NS từ bên cung sang bên cầu, tạo tự do cho việc lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ cho dù là tư nhân hay Nhà nước.

Thứ tư: Luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài hai loại hình kiểm toán truyền thống là: kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, Luật Kiểm toán đã nhấn mạnh đến kiểm toán hoạt động: loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng NS, tiền và tài sản Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 35 - 37)