III. Xây dựng tiêu tiêu chí phân bổ chi thường xuyên
1.2.2.2.1 Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
nhà nước
Có 2 phương pháp tính để xác định dự toán chi thường xuyên của NSNN:
a. Phương pháp tính tổng hợp
Theo phương pháp này thì số dự toán chi thường xuyên cho mỗi loại hình đơn vị sẽ được xác định dựa vào định mức chi tổng hợp (hay định mức phân bổ) dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính định mức. Tổng dự toán chi thường xuyên cho các loại hình đơn vị sẽ là số chi thường xuyên dự toán của NSNN. Có thể mô tả phương pháp này theo công thức sau: ∑ = × = n i i i TX M D C 1 ) (
Trong đó: CTX: số chi thường xuyên dự toán của NSNN;
Mi: định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng thuộc loại hình đơn vị thứ i;
Di: số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hình đơn vị thứ i.
Định mức chi tổng hợp thường do cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, đặc thù về chuyên môn vụ, các chế độ chính sách và khả năng kinh phí của NSNN trong từng thời kỳ.
Định mức chi tổng hợp được sử dụng để phân bổ NSNN giữa NS các cấp hoặc trong một cấp NS cho các đơn vị dự toán trực thuộc.
b. Phương pháp tính theo các nhóm mục chi
Trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của NSNN, người ta thường phân chia nội dung chi theo 4 nhóm chi chủ yếu như sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân; - Chi cho nghiệp vụ chuyên môn; - Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; - Các khoản chi khác.
Dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi theo các tiêu thức kể trên, phương pháp tính dự toán chi thường xuyên theo các nhóm mục được tiến hành như sau:
Thứ nhất, xác định dự toán chi cho con người dựa trên số công chức viên chức (CCVC) bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán và mức dự kiến chi bình quân 1 CCVC
CCN = (MCNi x SCNi) Trong đó:
MCNi: mức chi bình quân một CCVC dự kiến năm dự toán thuộc ngành thứ i.
SCNi: số CCVC bình quân dự kiến năm dự toán thuộc ngành i.
MCNi thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của năm báo cáo, đồng thời có tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một số khoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi trong kỳ kế hoạch.
SCNi = SCNđn + SCNtg - SCNgi Trong đó:
SCNđn: số CCVC có mặt đầu năm dự toán ngành thứ i.
SCNtg: số CCVC dự kiến tăng bình quân năm dự toán ngành thứ i. SCNgi: số CCVC dự kiến giảm bình quân năm dự toán ngành thứ i.
Thứ hai, tính dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn
Tùy theo tính chất hoạt động của mỗi ngành và chế độ Nhà nước cho phép mà số chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau. Do vậy, số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi ngành sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn với nhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí NSNN. Chi NSNN cho nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi ngành gồm:
CNVi = CVLDC + CNCKH + CĐPTP + CK Trong đó:
i
NV
C : số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.
CVLDC: số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.
CNCKH: số dự kiến chi về nghiên cứu khoa học hay thuê nghiên cứu khoa học cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.
CĐPTP: số dự kiến chi về đồng phục, trang phục,… cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.
toán ngành thứ i. i n NV NV i 1 C C = = ∑
Thứ ba, tính dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng cho các hoạt động HCSN nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắm thêm trang thiết bị hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp ở những đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị, mỗi ngành để làm cơ sở lập dự toán NSNN.
Khi phân bổ dự toán chi NSNN cho nhóm mục này, cơ quan tài chính chủ yếu dựa trên các căn cứ sau:
- Thực trạng của tài sản đang sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị được xác định thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dự tính mức chi cho mỗi ngành, mỗi đơn vị.
- Khả năng vốn NSNN dự kiến có thể huy động và dành cho mua sắm, sửa chữa lớn hoặc xây dựng nhỏ thuộc kinh phí chi thường xuyên.
Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản bằng một tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị. Cụ thể là:
MS C = ∑ = × n i i i T NG 1 Trong đó:
CMS: số chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản của NSNN năm dự toán. NGi: nguyên giá TSCĐ hiện có của ngành (hoặc đơn vị) thứ i.
Ti: tỷ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi mua sắm, sửa chữa tài sản của ngành (hoặc đơn vị) thứ i.
Thứ tư, tính dự toán chi các khoản chi khác
Trước hết, xác định số chi cho nhu cầu hoạt động quản lý chung của đơn vị mà ta thường gọi là quản lý hành chính trong mỗi cơ quan, đơn vị đó.
Với đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của NSNN về công tác quản lý hành chính thì kinh phí chi tiêu cho quản lý hành chính bao gồm: chi trả tiền điện, nước sử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giao dịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết, v.v… Các khoản chi trên liên quan nhiều đến hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị. Vì vậy, việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính năm dự toán thường căn cứ vào số CCVC bình quân và mức chi quản lý hành chính bình quân cho một CCVC kỳ kế hoạch.
CQL & khác = MQLi x SCNi Trong đó:
QLi
M : mức chi quản lý hành chính bình quân 1 CCVC năm dự toán ngành thứ i.
CNi
S : số CCVC bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán ngành thứ i. CQL&khác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán.
Căn cứ để xác định mức chi tiêu quản lý hành chính dựa vào mức chi quản lý hành chính thực tế bình quân 1 CCVC năm báo cáo, khả năng nguồn vốn của NSNN năm dự toán và yêu cầu chi tiêu tiết kiệm trong quản lý hành chính.
Ngoài các nhóm mục chủ yếu như trên, trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN còn một số khoản chi khác như chi hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, chi trợ giá… Mức chi các khoản chi này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN và yêu cầu thực hiện các chủ trương của Nhà nước về mỗi loại hoạt động đặc thù này.
Dựa vào số liệu được xác định theo các nhóm các mục chi như trên, tổng hợp lại ta có:
CTX = CCN + CNV + CMS + CQL & khác Trong đó:
CTX: số dự toán chi thường xuyên NSNN.
CCN: số chi cho con người dự kiến năm dự toán. CNV: số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán. CMS: số chi mua sắm, sửa chữa tài sản năm dự toán.
CQL&khác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán [9].