Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 61 - 63)

III. Xây dựng tiêu tiêu chí phân bổ chi thường xuyên

3.1.1 Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa ngân sách các cấp chính quyền địa

chính quyền địa phương

Phân cấp quản lý các nhiệm vụ chi NSNN được xem là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phân bổ NSNN. Việc phân cấp hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phân bổ nguồn lực NSNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp. Theo Luật NSNN năm 2002, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết về phân cấp quản lý NSNN áp dụng từ năm 2004 - 2006.

Đối chiếu số lượng nhiệm vụ chi phân theo ngành, lĩnh vực được qui định trong Nghị quyết của HĐND tỉnh với số lượng nhiệm vụ chi đã được bố trí kinh phí trong dự toán ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp

Đ.v.t: nhiệm vụ TT Chỉ tiêu Số nhiệm vụ chi qui định Số nhiệm vụ chi thực tế Tăng( +) Giảm ( -) 1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản

1.1 Ngân sách tỉnh 4 4 0

1.2 Ngân sách huyện 2 0 -2

1.2 Ngân sách thành phố 2 2 0

1.3 Ngân sách xã 2 0 -2

2 Chi thường xuyên

1.1 Ngân sách tỉnh 38 36 -2

1.3 Ngân sách xã 25 23 -3

Nguồn: Sở Tài chính

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các nhiệm vụ chi của NS cấp tỉnh và chi ĐTPT của NS thành phố Huế đã được phân cấp tương đối đầy đủ, phù hợp với phân cấp quản lý KTXH của cấp tỉnh và theo đúng qui định của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, đi sâu phân tích việc bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp đối với NS huyện, xã còn có những vấn đề sau:

- Chi đầu tư phát triển

UBND tỉnh chưa bố trí nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn và các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật như lập dự án chuẩn bị đầu tư, qui hoạch... do huyện, xã trực tiếp quản lý việc đầu tư. Các nhiệm vụ chi ĐTPT của NS huyện, xã đều do NS tỉnh đảm bảo từ nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung được cấp phát qua Kho bạc nhà nước tỉnh hoặc được cấp bổ sung có mục tiêu cho NS huyện.

Riêng chi đầu tư hạ tầng từ nguồn thu tiền sử dụng quỹ đất do UBND huyện quản lý đã thực hiện phân cấp 80% nguồn thu cho NS huyện, xã. Thực tế cho thấy việc phân cấp nguồn thu và sử dụng thu tiền sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư và đôn đốc các huyện, xã quan tâm xây dựng qui hoạch hoàn chỉnh các thị trấn và điểm dân cư nông thôn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng của chính quyền cấp huyện.

- Chi thường xuyên

Nhiệm vụ chi thường xuyên của NS các cấp về cơ bản đã thực hiện theo qui định của Luật NSNN và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ mà NSTW chưa tính đủ khi phân bổ dự toán cho địa phương

và NS tỉnh chưa bố trí đủ cho NS huyện, xã như kinh phí đo đạc địa chính, xúc tiến phát triển các hoạt đầu tư, thương mại và du lịch, phụ cấp của cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, kinh phí cho nhiệm vụ chi nạo vét kênh mương, hói chính để chủ động trong việc khắc phục hạn mặn, ngập úng, kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chính sách xã hội… Việc không bố trí đủ kinh phi chi thường xuyên để thực hiện một số nhiệm vụ nêu trên đã làm cho cân đối NSĐP vốn đã khó khăn ngày càng khó khăn và bị động hơn, nhất là NS cấp huyện, xã [21].

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w