Định mức chi quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 74 - 81)

3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.3.3 Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên

3.3.3.1 Định mức chi quản lý hành chính

Tiêu thức phân bổ:

Cũng như những địa phương khác, chúng tôi nhận thấy việc tỉnh lựa chọn biên chế cán bộ công chức làm tiêu thức phân bổ là tương đối phù hợp trong điều kiện hiện nay do biên chế theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh qui mô, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý của các đơn vị và cũng do tỉ lệ chi tiền lương, phụ cấp thường chiếm tỉ trọng khoảng 58 % trong tổng chi hành chính của các đơn vị.

Ngoài ra, khi xây dựng ĐMPBNS địa phương cũng đã tính đến sự phân biệt mức chi quản lý hành chính giữa các cấp, các vùng do nhu cầu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp, mỗi vùng có khác nhau. Đồng thời đã chú ý ưu tiên tăng định mức chi cho các huyện, xã có điều kiện KTXH khó khăn, các đơn vị có số biên chế thấp, có hệ số lương bình quân cao; chi cho hoạt động của cấp ủy, HĐND và UBND các cấp, chi đoàn ra, đoàn vào…, chi thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất chung của tỉnh nhưng giao cho một số cơ quan quản lý hành chính thực hiện.

Trường hợp đơn vị có tỉ lệ chi tiền lương chiếm trên 65% tổng chi hành chính sẽ được xem xét bổ sung thêm chi quản lý hành chính ngoài định mức.

Bảng 3.6: Định mức phân bổ chi hành chính, Đảng, đoàn thể

Đ.v.t: triệu đồng/người/năm

TT Chỉ tiêu Định mức 1 Cấp tỉnh:

Đơn vị có biên chế dưới 20 người 18,5

Đơn vị có biên chế từ 20 đến dưới 40 người 18,0

Đơn vị có biên chế trên 40 người 17,5

2 Cấp huyện:

Các huyện đồng bằng 17,0

Thành phố Huế 17,5

Huyện Nam Đông 19,0

Huyện A Lưới 20,0

3 Cấp xã, phường, thị trấn:

Xã 10,0

Phường, thị trấn 11,0

Nguồn: Nghị quyết HĐND tỉnh về ĐMPBNS năm 2004

Thực tế việc qui định bổ sung thêm ngoài định mức cho hoạt động của huyện ủy, HĐND và UBND huyện, đại hội các tổ chức đoàn thể, được bổ sung thêm ngoài định mức từ 400 – 700 triệu đồng; chi cho hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chi trang cấp theo chế độ, chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt được cấp có thẩm quyền giao… xuất phát từ đặc điểm hoạt động của các cơ quan này là phục vụ chung cho toàn tỉnh, toàn huyện là hợp lý, phù hợp với đặc thù của các đơn vị này.

3.3.3.2 Định mức chi sự nghiệp giáo dục Tiêu thức phân bổ:

Với đánh giá quỹ lương (bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, các khoản đóng góp tính theo lương về BHXH, bảo hiểm y (BHYT) tế và kinh phí công đoàn của công chức ngành giáo dục trong biên chế nhà nước được giao; chi hỗ trợ nhằm đảm bảo tiền lương tối thiểu cho giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo dân lập) là chỉ tiêu tổng hợp và chiếm từ 83 - 90% tổng chi NS thường xuyên của sự nghiệp giáo dục nên địa phương đã chọn tiêu thức này làm căn cứ phân bổ chi sự nghiệp giáo dục.

Định mức:

- Chi sự nghiệp giáo dục thuộc tỉnh quản lý và các huyện vùng đồng bằng được tính bằng quỹ lương và 14% chi khác trên quỹ lương để chi cho các hoạt động.

- Chi sự nghiệp giáo dục thuộc các huyện miền núi (huyện Nam Đông và huyện A Lưới) được tính bằng quỹ lương và 15% trên quỹ lương để chi cho các nhiệm vụ khác.

Ngoài tính định mức như trên, địa phương còn bổ sung thêm kinh phí chi sự nghiệp giáo dục mẫu giáo và nhà trẻ dân lập ở xã để hỗ trợ chi trả theo mức tiền lương tối thiểu năm 2004 là 290.000 đồng/giáo viên/tháng; hỗ trợ thêm chi hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho các xã miền núi, vùng cao theo khả năng cân đối NS hàng năm. Chi sự nghiệp giáo dục thuộc tỉnh quản lý được tính thêm chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên toàn ngành do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức, chi phổ cập THCS theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Định mức phân bổ tuy chưa thật hợp lý, chưa tính đến quy mô học sinh trên một lớp, cơ cấu các bậc học... nhưng bước đầu đã góp phần tiến đến đảm bảo công bằng giữa các vùng, các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh và huyện quản lý. Tuy chưa phõn biệt rừ nhưng cú tớnh đến việc hỗ trợ cho vựng cú điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn được miễn giảm học phí, thu đóng góp xây dựng trường.

3.3.3.3 Chi sự nghiệp đào tạo Tiêu thức phân bổ:

Sự nghiệp đào tạo của cấp huyện chủ yếu đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chi bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính nhà nước… cho công chức, cán bộ thuộc huyện, xã quản lý... Vì vậy, địa phương đã chọn tiêu thức phân bổ theo chỉ tiêu biên chế cán bộ Đảng, đoàn thể, chính quyền, cán bộ xã của mỗi huyện là phù hợp.

Định mức:

Huyện vùng đồng bằng: 0,4 triệu đồng/cán bộ huyện/năm.

Các huyện Nam đông, A Lưới: 0,5 triệu đồng/cán bộ huyện/năm; 0,37 triệu đồng/cán bộ xã/năm.

3.3.3.4 Chi sự nghiệp chi sự nghiệp y tế xã

Theo phân cấp hiện hành, NS huyện không có nhiệm vụ chi sự nghiệp y tế.

Ngân sách xã chi hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền vận động phòng chống dịch bệnh và các hoạt động y tế khác trên địa bàn xã, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị. Định mức chi bình quân từ NS xã cho các hoạt động y tế khác do xã quản lý là 5 triệu đồng/xã/năm. Việc tính định mức chi đối với sự nghiệp này mà chưa tính đến các yếu tố dân số và đặc điểm địa bàn là không hợp lý.

3.3.3.5 Định mức chi các sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao Tiêu thức phân bổ:

Do đặc điểm Phòng Văn hóa Thông tin và Thể dục Thể thao vừa làm chức năng quản lý hành chính nhà nước, vừa trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sự nghiệp do huyện, thành phố giao, nên địa phương đã chọn cách thức phân bổ tương tự định mức chi quản lý hành chính như trên đối với số biên chế làm công tác sự nghiệp để đảm bảo chi thường xuyên của bộ máy, vừa bổ sung thêm khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp là hợp lý, cụ thể như sau:

Định mức:

- Chi bổ sung thêm từ 40 – 70 triệu đồng/huyện cho hoạt động sự nghiệp ngoài chi thường xuyên theo định mức nêu trên. Mức bổ sung cụ thể cho từng huyện căn cứ vào qui mô dân số, số xã, đặc điểm hoạt động văn hóa của từng huyện... nên chúng tôi nhận thấy phương pháp tính toán còn khá chung chung, phức tạp, thiếu tính khoa học.

- Đối với xã: căn cứ mức chi thực tế và khả năng cân đối NS tính mức chi bình quân 11 triệu đồng/xã mà chưa tính đến qui mô của mỗi xã trong từng huyện

là chưa hợp lý.

3.3.3.6 Định mức chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình Tiêu thức phân bổ: tính theo số đài, trạm

Định mức :

- Đài Truyền thanh cấp huyện: 60-70 triệu đồng/năm.

- Đài truyền thanh xã:

Miền núi, vùng sâu: 4,7 triệu đồng/xã/năm.

Đồng bằng, thành phố: 4,5 triệu đồng/xã/năm.

Riêng kinh phí hoạt động các trạm phát lại truyền hình, trạm tiếp sóng vùng lừm của một số huyện xó miền nỳi được xem xột bổ sung riờng.

Qua khảo sát ở các huyện, chúng tôi nhận thấy định mức này còn có sự khác biệt khá lớn so với nhu cầu chi thực tế nên cần phải xem xét, điều chỉnh trong quá trình xây dựng định mức của những năm sau.

3.3.3.7 Định mức chi đảm bảo xã hội

Do số lượng đối tượng chính sách không đồng đều giữa các vùng nên địa phương đã tính theo mức chi thực tế theo chế độ cho số đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa… qui định tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ…. Chi thăm hỏi, chúc tết… nhân ngày thương binh, liệt sỹ, lễ, tết các gia đình và đối tượng có công cách mạng do NS tỉnh bổ sung.

Ngoài chi theo chế độ nêu trên, bổ sung thêm kinh phí cho các hoạt động xã hội khác của huyện từ 90 - 100 triệu đồng/huyện/năm. Mức bổ sung cụ thể cho từng huyện căn cứ vào số dân, điều kiện KTXH, số đối tượng gia đình chính sách trên địa bàn của từng huyện… và khả năng cân đối của NS địa phương để xác định.

Với cách tính định mức trên, qua điều tra chúng tôi nhận thấy các huyện chưa thực hiện nghiêm túc việc xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đã làm

cho mức tăng các đối tượng xã hội trong ba năm qua không tương đồng với mức tăng của số dân, tỉ lệ hộ nghèo, gia đình có công giữa các huyện. Với mức trợ cấp cho các đối tượng này lên đến 19,4 tỉ đồng/năm thì việc đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng này giữa các huyện là điều cần xem xét để có hướng điều chỉnh hợp lý, triệt để.

3.3.3.8 Định mức chi quốc phòng, an ninh

Chi hoạt động an ninh, quốc phòng ở cấp huyện chủ yếu là chi cho công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân, giáo dục phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh chính trị và an toàn trật tự, chi tuyển quân, công tác huấn luyện, tập huấn dân quân tự vệ, quân dự bị động viên,…. Địa phương đã tính theo huyện và số xã.

- Chi hỗ trợ cho hoạt động quốc phòng, an ninh của mỗi huyện từ 120 - 150 triệu đồng/năm. Riêng chi cho diễn tập phòng thủ khu vực trên địa bàn được bổ sung riêng.

- Chi an ninh - quốc phòng bình quân mỗi xã 16 triệu đồng (chưa gồm chi từ quỹ quốc phòng - an ninh). Riêng các xã có biên giới là 25 triệu đồng/xã/năm.

Căn cứ qui mô dân số, đặc điểm tình hình KTXH, tình hình an ninh quốc phòng của mỗi huyện để xác định mức phân bổ phù hợp cho từng huyện.

Qua ý kiến của UBND các huyện, chúng tôi có cơ sở để nhận định rằng khung định mức chi vừa thấp, vừa hẹp nên chưa thể hiện hết sự lệch nhu cầu chi cho hoạt động này giữa các huyện, nhất là các huyện có tình hình an ninh chính trị phức tạp

Riêng chi NS thành phố Huế: mức chi bổ sung cho một số hoạt động sự nghiệp trong khung định mức chi nêu trên được tăng từ 1,8 đến 3,0 lần so với mức bình quân chung của các huyện tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực. Với qui mô của đô thị loại I, việc qui định hệ số như trên là phù hợp.

3.3.3.9 Định mức chi sự nghiệp kinh tế

Tiêu chí phân bổ: căn cứ khả năng của NSNN tỉnh có tính đến các chỉ tiêu kinh tế như diện tích đất nông nghiệp, số km đường giao thông, số km đê do địa phương quản lý, huyện xã có điều kiện KTXH khó khăn... Phân tích dự toán phân bổ cho thấy khó có thể kết hợp được các chỉ tiêu nêu trên trong khi xác định định mức nên việc phân bổ thực tế còn mang tính bình quân giữa các huyện và tất nhiên điều đó đã làm các huyện có cơ sở hạ tầng lớn có khó khăn về kinh phí.

Đối với NS các huyện, trường hợp tính theo định mức nêu trên mà dự toán chi 2004 thấp hơn dự toán HĐND tỉnh giao năm 2003 (đã gồm bổ sung chêch lệch tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 03/NĐ-CP của Chính phủ) thì được tính lại bằng dự toán của năm 2003 nhằm tránh những biến động quá lớn về mức phân bổ NS đối với các huyện từng có mức chi lớn do thu NS tăng nhanh trong những năm trước là cần thiết có tác dụng khuyến khích động viên.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, do một số định mức chi còn thấp; hơn nữa, do nhà nước ban hành nhiều chính sách, chế độ mới, giá cả có xu hướng tăng nhanh, nhiều nhiệm vụ chi đột xuất nên trong các năm 2005 và 2006, UBND tỉnh đã bổ sung thêm kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ ngoài định mức như chi trả chênh lệch tiền lương và phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP, Nghị định số 119/2005/NĐ-CP; tăng phụ cấp cán bộ xã không chuyên trách theo Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh, tăng 10% định mức chi hành chính; các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin để đảm bảo kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, …hoạt động cho sự nghiệp y tế xã, kinh phí phòng chống dịch bệnh; hỗ trợ kinh phí cho một số huyện để đảm bảo cho các hoạt động khuyến công, khuyến nông, hỗ trợ phát triển làng nghề, phòng chống hạn mặn, kiến thiết thị chính huyện lỵ và đô thị Huế, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường giao thông... Việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán khá lớn cho thấy cần có sự điều chỉnh cả về định mức chi NS lẫn việc rút kinh nghiệm điều hành thực hiện dự toán

đã được HĐND tỉnh thông qua.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010 ppt (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w