3.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2006
3.5.4 Phân tích cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo dự toán
Bảng 3.11: Cơ cấu chi NSNN tỉnh theo chi ĐTPT, chi thường xuyên
Chỉ tiêu
Tổng giá trị 2001 – 2006 (tỉ đồng)
Cơ cấu chi ( %) Giai đoạn
2001-2006 Năm 2001 Năm 2006
Tổng chi NSNN 8.361,0 100,0 100,0 100,0
Chi ĐTPT 4.272,0 51,1 54,5 50,4
Chi thường xuyên 4.089,0 48,9 45,5 49,6
Nguồn: Sở Tài chính
Tổng chi NSĐP giai đoạn 2001 – 2006 là 8.361,2 tỉ đồng, bằng 139,6% dự toán chi NSNN tỉnh được Chính phủ giao; tăng 23,4% dự toán được HĐND tỉnh giao, trong đó chi thường xuyên tăng 14%, chi đầu tư tăng 56,6% dự toán HĐND tỉnh giao. Vượt chi chủ yếu do NSĐP vượt thu khoảng 10,5%, do trung ương bổ sung vốn đầu tư ngoài dự toán các công trình lớn như Cảng Chân Mây, giải phòng mặt bằng Hồ Tả Trạch…, chi bổ sung khắc phục lũ lụt, hỗ trợ chêch lệch tăng tiền lương là 12,9%. Chi vượt dự toán lớn cũng cho thấy cần nâng cao chất lượng công tác kế hoạch và dự toán.
So với các địa phương khác trong cùng khu vực, chúng tôi nhận thấy mặc dù tỉ trọng chi ĐTPT có giảm, chi thường xuyên tăng chủ yếu là do tiền lương được tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng với cơ cấu chi thường xuyên chiếm tỉ trọng gần 48,9%, chi ĐTPT 51,1% như trên là tương đối hợp lý, bền vững.
Tóm lại:
Khẳng định những kết quả đạt được trong công tác phân bổ NSNN góp phần quan trọng thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển khá nhanh và ổn định trong giai đoạn 2001 - 2006 như trình bày ở trên. Lần đầu tiên xây dựng được
ĐMPBNS phần chi thường xuyên cho một số ngành, các cấp hướng tới việc phân bổ NS công bằng và chú ý nhiều hơn tới tính “kế hoạch“ trong phân bổ và sử dụng NSNN… Tuy nhiên, những vấn đề phải giải quyết trong việc hoàn thiện công tác phân bổ NSNN – một khâu có ý nghĩa quyết định trong cải cách quản lý NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn hết sức bức xúc.
Từ phân tích thực trạng nêu trên và kinh nghiệm hoạt động công vụ công chức của mình và của các chuyên gia kinh kinh tế - tài chính trong ngoài và ngành đã cho thấy những vấn đề cần phải giải quyết trong công tác này là:
1. Nguồn lực tài chính – ngân sách rất có hạn nhưng việc phân bổ dự toán NSNN vẫn chưa bám sát với những nhu cầu thực tế nhất do thiếu định hướng, phương phỏp phõn bổ NS khoa học, rừ ràng, minh bạch.
2. Công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch KTXH chưa được đầu tư ngang tầm với ý nghĩa quan trọng của nó, chưa dự tính tương đối đầy đủ những tác động của cơ chế kinh tế thị trường và chưa gắn kết chặt chẽ với dự toán phân bổ NS.
3. Việc xây dựng kế hoạch KTXH trung hạn nhưng hiện nay việc lâp dự toán phân bổ NS vẫn trong ngắn hạn.
4. Việc phân bổ dự toán NS chủ yếu dựa trên có yếu tố đầu vào (như biên chế quỹ lương, nhu cầu chi theo nhiệm vụ cụ thể…) mà hầu như chưa tính đến hiệu quả và đầu ra, kết quả. Chất lượng công tác lập dự toán còn tương đối thấp.
Hậu quả của những tồn tại trên là:
1. Một phần khá lớn kế hoạch KTXH, qui hoạch phát triển ngành bị “treo”
và không thật sự được chú trọng trong khi cơ chế “xin – cho” nhất là trong công tác phân bổ vốn ĐTPT vẫn còn tồn tại.
2. Các mục tiêu, dự án ưu tiên của tỉnh còn quá lớn chưa gắn kết với nguồn lực từ NSNN cụ thể để đảm bảo triển khai thực hiện.
3. Kế hoạch chi ĐTPT không gắn kết chặt chẽ với dự toán phân bổ chi thường xuyên nhằm duy tu, bảo dưỡng, khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng
lâu dài các công trình đã đầu tư.
4. Đầu tư dàn trải, chậm phát huy hiệu quả.
5. Nhận thức đổi mới về công tác kế hoạch, qui hoạch, phân bổ dự toán NSNN còn thiếu đồng bộ nên nguồn lực tài chính – ngân sách khan hiếm chưa được sử dụng có hiệu quả ở mức cao nhất.