thơ Nhàn.
II/ Gợi ý:
a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Quan niệm về cuộc sống nhàn tản. Đó là sống không vất
vả, cực nhọc. Nhịp điệu 2-2-1-2 ở câu đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày, lao động, vui
chơi. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang, thật khiêm tốn, bình
dị. (tất cả đã sẵn sàng) -“ Thu ăn …tắm ao”
- Nhịp thơ của hai câu là 1-3-1-2, nhịp 1 nhấn mạnh các mùa trong năm, ăn tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy,
cách sống hoà hợp với tự nhiên.
- Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều rất gần gũi với cuộc sống lao động đời thường. Đó là cuộc sống quê mùa, chất phác, sinh hoạt rất quê mùa, đạm bạc. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà hợp với tự nhiên của con người. Từ cuộc sống nhàn
tản ấy đã toả sáng nhân cách.
b. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Thể hiện sự không quan tâm tới XH chỉ lo an nhàn của
bản thân, sống hoà hợp với tự nhiên.
- Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại nghĩa là ta ngu dại. Đây là ngu dại của bậc đại trí, người xưa có câu “ Đại trí như ngu” . Nghĩa là người có trí lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại
dột. Cho nên khi nói “dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với cuộc đời.
+ “Tìm nơi vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái an nhàn . + “Chốn lao xao”: là chốn vụ lợi giành giật lẫn nhau. Rõ ràng NBK chó cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm đến XH, chỉ quan tâm đến bản thân. Đặc biệt hoà nhập
với thiên nhiên.
c. Vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Từ quan niệm khôn, dại thấy được trí tuệ của một bậc triết gia bời ông nắm được quy luật biến dịch của cuộc đời.
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi tìm đến sự thư thái trong tâm
hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên nhiên. - Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là một giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bở chốn “lao xao” mà tìm về nơi “vắng vẻ” đạm
bạc mà thanh cao.
II/ Nhận xét:
Ưu điểm: - Đa số hs làm được bài.
- Một số bài viết tốt.
- Hs biết vận dụng tốt các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
Khuyết điểm:
Hoạt động 3: Phát bài vào điểm
- Giáo viên phát bài cho hs
- Gọi hs đọc một bài tốt và một bài chưa đạt yêu cầu.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Về soạn bài tiếp theo.
- Một số chưa hiểu đề.
- Nhiều em sai lỗi chính tả, diễn đạt kém.
III/ Phát bài vào điểm:
- Giáo viên phát bài cho hs. - Vào điểm
Ngày soạn: 21/11 Tuần 16 Tiết : 47 – 48 :
Đọc văn : CẢM XÚC MÙA THU (Đỗ Phủ)
Đọc thêm : LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu)
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Vương Duy)
KHE CHIM KÊU (Vương Xương Linh) A. Mục tiêu bài học :
Trong SGK và SGV
B. Phương tiện thực hiện :
- SGK và SGV Ngữ Văn 10 - Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành :
- HS đọc trước SGK → trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV tổ chức bài học theo cách kết hợp các phương pháp : đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Bài cũ : Kiểm tra bài soạn
- Hãy đọc và phân tích 2 câu sau bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lý Bạch.
3. Bài mới :
Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về những vấn đề lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung linh mờ ảo thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường của những con người thuộc tầng lớp dưới của xả hội. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” đã thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ
quê hương cùng cuộc sống cô đơn của con người xa xứ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu phần tiểu dẫn
- HS : Đọc tiểu dẫn – Trình bày vài nét cơ bản về Đỗ Phủ.
- GV : Giới thiệu vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- HS : Đọc bài thơ – tìm hiểu bố cục. + Cho biết bố cục thông thường của thể thơ
Thất ngôn bát cú Đường luật. + Bài thơ này bố cục có điểm gì khác biệt ?
Ý mỗi phần ?
A. Đọc văn :
I. Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn : 1. Tác giả : Đỗ Phủ (712 – 770)
- Nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời Đường và thời cổ Trung Quốc.
- Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi loạn li đời Đường.
- Thơ Đỗ Phủ phản ánh hiện thực sinh động và chứa chan tình yêu nước, tinh thần nhân đạo. Ông được nhân dân Trung Quốc
mệnh danh là “Thi thánh” (Thánh thơ)
2. Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
- Là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ. - Thời gian này, Đỗ Phủ từ quan nhưng không về lại quê nhà (Hà
Nam) lúc ở Thành Đô, lúc ở Quý Châu → nỗi nhớ quê hương.
3. Bố cục :
- Chia làm 2 phần : + 4 câu đầu : miêu tả cảnh thu + 4 câu sau : nỗi lòng nhà thơ.
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản
- GV : Nhận xét về cảnh thu trong 2 câu đầu. + Chú ý các từ : điệu thương, tiêu sâm, các
chiều không gian được miêu tả. - HS : phân tích, thảo luận.
GV : Cảnh thu trong câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu 1 và 2 ? Biểu hiện qua những chi
tiết nào ? Hãy phân tích ?
- GV : 4 câu cuối diễn tả nỗi lòng nhà thơ bằng cách nào ? Kể, tả và liên tưởng. -GV : 2 câu 5 và 6 tả sự vật gì ? Tác giả đồng
nhất hóa những gì ?
- Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết ?
1. Bốn câu đầu :
- Hai câu 1 và 2 : tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu. + Hình ảnh : Sương móc trắng xóa → tiêu điều, tang thương cả
rừng phong Núi Vũ, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm. + Không gian : 3 chiều.
∗ Chiều dài, rộng : rừng phong. ∗ Chiều cao : núi Vu. ∗ Chiều sâu : Hẽm Vu.
⇒ Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền
thống. - Hai câu 3 và 4 :
+ Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
+ Hình ảnh đối lập :
∗ Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải) ∗ Ba (sóng) >< Vân (mây)
∗ Thiên (trời) >< địa (đất)
⇒ Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế vì tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ. Tóm lại : Bốn câu thơ tả cảnh thu tiêu điều ảm đạm và hùng vĩ,
bi tráng. Cảnh thu mang bóng dáng cuộc đời và nổi lòng con người.
2. Bốn câu sau : Nỗi lòng nhà thơ.
- Câu 5 và 6 : Tả hoa cúc và dây buộc thuyền + Giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ → Tác giả
đồng nhất hóa hiện tại và quá khứ.
+ Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương).
+ Tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt, dây buộc thuyền mà liên tưởng đến dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ
và nỗi lòng thương quê hương)
Hoạt động 3 : Nêu chủ đề.
Hoạt động 4 : Tổng kết.
- Hướng dẫn HS đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật.
→ HS tự rút ra tổng kết.
Hoạt động 5 : luyện tập
Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.
- HS đọc SGK → rút ra nội dung chính của phần tiểu dẫn.
Hoạt động 2 : Đọc và hiểu văn bản.
+ Trong bài thơ có những mối quan hệ nào ? ý nghĩa ?
+ Cảnh được miêu tả như thế nào ? + Tại sao khiến người buồn ?
- HS trả lời câu hỏi 2 trong SGV
Hoạt động 1 : Đọc – tìm hiểu tiểu dẫn.
- HS đọc SGK → tìm nội dung chính.
Tiết 2
Hoạt động 2 : Đọc văn bản
- Nhận xét thể thơ, nhan đề bài thơ. - GV đọc mẫu → hướng dẫn HS đọc hiểu. - Chi tiết nào thể hiện tâm trạng người phụ
nữ ?
- Tại sao chồng ra trận mà nàng lại “bất tri sầu” ?
- GV : giảng giải thêm về hình ảnh “ấn
thương khôn nguôi → Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu.