3.2.2. Sử dụng chức năng Solver để giải các bài toán quản lý:
Ứng dụng: Trong thực tế Solver có rất nhiều ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng lớn nhất của Solver đó là để giải các bài toán tối ưu (có liên quan đến quản lý).
Bài toán tối ưu: Các bài toán tối ưu mà chúng ta hay gặp đó là bài toán về lập kế hoạch sản xuất; bài toán quản lý vật tư; bài toán phân công. Bài toán tối ưu tổng quát có dạng như sau:
-Với hệ các ràng buộc {g(x1, x2,...,xi)<>bi} -Trong đó:
f(x1, x2, ...,xj) được gọi là Hàm mục tiêu
g(x1, x2,...,xi) được gọi là Các ràng buộc
Ví dụ 1: Bài toán lập kế hoạch sản xuất.
-Bác Ba Phi muốn trồng lúa gạo và ngô, nhưng khổ 1 nỗi bác lại bị hạn chế về diện tích đất canh tác, nước tưới và nhân công trồng trọt, các hạn chế được cho trong bảng dưới. Câu hỏi của Bác là nên trồng bao nhiêu tấn lúa gạo là lúa mì để có được lợi nhuận lớn nhất với điều kiện hạn chế như đã nêu.
TT Số liệu Lúa gạo Lúa mì Hạn chế
1 Diện tích (ha/tấn) 2 3 50
5 Lượng nước (10 khối/tấn) 6 4 90
6 Nhân công (công/tấn) 20 5 250
7 Lợi nhuận (đồng/tấn) 18 21
Bảng 3.10. Các điều kiện ràng buộc để sản xuất của bác Ba Phi
-Muốn biết được Bác sẽ trồng gạo và mì như thế nào để được lợi nhuận lớn nhất ta sử dụng tính năng Solver, các bước thực hiện như sau:
-Gọi x và y là số tấn lúa gạo và lúa mì Bác phải sản xuất.
-Hàm mục tiêu: ở đây chính là lợi nhuận mong muốn đạt được max: 18*x + 21*y
max.
-Các ràng buộc:
Ràng buộc về diện tích: 2*x + 3*y <=50 Ràng buộc về lượng nước: 6*x + 4*y <=90 Ràng buộc về nhân công: 20*x + 5*y<=250 Ràng buộc về giá trị biến: x,y>=0
Hình 3.7: Minh hoạ cách sử dụng Solver để bài toán lập kế hoạch sản xuất (ví dụ 1)