Cách thức sử dụng hàm index

Một phần của tài liệu TLHT Tin ung dung Moi (Trang 103 - 106)

1.2.8. Các hàm tài chính

Các hàm tài chính

RATE(Số kỳ,khoản thanh toán định kỳ,giá trị đầu tư)

Cho ta xác định lãi suất một khoản đầu tư thu được từ các khoản thanh toán định kỳ

Giả sử bạn đang cân nhắc về 1 khoản đầu tư mà có thể đem lại cho bạn mỗi năm $1000 và kéo dài trong 5 năm. Số vốn đầu tư ban đầu là $3000. Để xác định mức lãi thực của đầu tư hàng năm là:

=RATE(5,1000,-3000)

20%

IRR(Values,guess) IRR là tỉ lệ làm cho giá trị hiện tại của số tiền thu về giá trị đầu tư. IRR dùng để đánh giá cơ hội đầu tư, tức là so sánh với lãi suất bình quân

Giả sử bạn đồng ý cho thuê 1 căn hộ chung cư trị giá $120.000. Sau 5 năm dự tính sẽ có $25000; $27000; $35000; $38000; $40000 tiền thuê. Các dữ liệu này đã được nhập vào bảng tính (từ A1:A6). Nhớ là -$120000 =IRR(A1:A6) 11% (khá cao) PV(Rate, Nper, Pmt, Fv, Type)

Cho ta số tiền cần đầu tư, với lãi suất (Rate), tổng số lần lấy ra hoặc nộp vào (Nper), số tiền lấy ra trong kỳ (Pmt), giá trị tương lai (Fv có thể không cần điền), Type là 0 nếu lấy ra ở cuối kỳ, là 1 nếu lấy ở đầu kỳ

Nếu đầu tư vào thị trường với lãi suất năm bằng 4,5% với thời hạn 5 năm, mỗi năm lấy ra 1000$ thì số tiền cần đầu tư là: = PV(4,5%,5,$1000)

($4.389)

NPV(Rate, giá trị 1,giá trị 2,..,giá trị n)

Đánh giá kết quả đầu tư, với lãi suất (rate), giá trị 1, giá trị 2, giá trị n là số tiền kỳ vọng trong các năm. Nếu kết quả - là thua lỗ; còn nếu + là có lãi.

Đầu tư 1 khoản tiền $250.000; lãi suất năm 12%. Năm đầu chịu thua lỗ $55.000; năm 2,3,4 thu được lợi nhuận $95.000; $140.000; $185.000. Để đánh giá sự đầu tư này ta sử dụng:

=NPV(12%, -55000, 95000, 140000, 185000) - 250000

FV(Rate,Nper,Pmt, Pv,Type)

Cho ta giá trị trong tương lai của số tiền đầu tư. Với

Rate: Lãi suất.

Nper: Tổng số tiền lấy ra (hoặc nộp vào) Pmt: Số tiền nộp vào (hoặc lấy ra)

Pv: Giá trị hiện tại Type: Loaị thanh toán =0 nếu cuối kỳ; =1 nếu đầu kỳ.

Giả sử trong tài khoản của bạn đã có $7500; hàng năm bạn còn gửi vào tài khoản của mình $2000; lãi suất hàng năm 11%. Vậy số tiền trong tài khoản sau 5 năm sẽ là:

FV (11%,5,-2000,-7500,1)

12453

DB(Cost,Salvage,Li fe,Period,Month)

Cho ta giá trị khấu hao của 1 kỳ theo phương pháp số dư giảm dần theo 1 mức cố định trong 1 khoảng thời gian xác định. Với

- Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.

- Salvage: Giá trị còn lại của tài sản

- Life: Tuổi thọ (hoặc thời gian tính khấu hao)

- Period: Kỳ khấu hao - Month: Số tháng sử dụng trong năm đầu (có thể không cần điền)

Một tài sản có giá trị ban đầu 150.000.000; giá trị còn lại 50.000.000; số kỳ khấu hao là 4 năm. Vậy số tiền khấu hao cho kỳ đầu tiên (kỳ 1) sẽ

=DB(150.000.000, 50.000.000, 4, 1)

(còn nếu kỳ tiếp theo điền 2,3,4)

SYS(Cost,Salvage, Life,Per)

Cho ta biết tổng số tiền khấu hao hàng năm của TSCĐ trong 1 khoảng thời gian xác định. Với

- Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.

- Salvage: Giá trị còn lại của tài sản (giá trị thu hồi)

- Life: Tuổi thọ (hoặc thời gian tính khấu hao)

- Per: Kỳ khấu hao

Một tài sản có giá trị ban đầu 150.000.000; giá trị còn lại 50.000.000; số kỳ khấu hao là 4 năm. Vậy số tiền khấu hao cho kỳ 1: =SYS(150.000.000, 50.000.000, 4,1)

36 triệu

SLN(Cost,Salvage, Life)

Cho ta số tiền khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều. Với

- Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.

- Salvage: Giá trị còn lại của tài sản (giá trị thu hồi)

- Life: Tuổi thọ (hoặc thời gian tính khấu hao)

Một tài sản có giá trị ban đầu 150.000.000; giá trị còn lại 50.000.000; số kỳ khấu hao là 4 năm. Vậy số tiền khấu hao cho 1 kỳ: =SLN(150.000.000, 50.000.000, 4)

25 triệu

Một phần của tài liệu TLHT Tin ung dung Moi (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w