:Các loại địa chỉ ô

Một phần của tài liệu TLHT Tin ung dung Moi (Trang 74)

Khi nào thì áp dụng địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối sẽ được minh hoạ cụ thể qua các ví dụ sau:

Hình 1.21: Báo cáo doanh thu tháng 5 năm 2007

Ví dụ 1: Trong tháng 5 doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cơ điện Trần Phú được cho như trong bảng trên. Mong muốn của chúng ta là tính doanh thu của từng loại sản phẩm, tổng doanh thu và % theo tổng doanh thu.

Để có được doanh thu từng loại sản phẩm ta thực hiện các bước sau đây:

Các bước

Thao tác Giải thích

1 F4=D4*E4 Tại ô F4 ta nhập công thức =D4*E4. Vì [Doanh thu]=[Số lượng tiêu thụ]x[Giá bán]. ở đây ta thấy địa chỉ của D4 và E4 đều là địa chỉ tương đối. Khi sử dụng địa chỉ tương đối ta có thể kéo xuống các ô F5 và F10 để Excel tự động điền công thức tương tự vào các ô đó, giúp cho ta không phải gõ công thức lần lượt vào các ô.

2 Enter Kết thúc việc nhập công thức vào ô F4 3 Nháy trái vào ô F4 Chọn ô F4

4 Đưa con trỏ xuống phía dưới góc trái ô F4, xuất hiện dấu +

Chuẩn bị kéo xuống để định dạng công thức cho các ô khác

5 Nhấn và giữ phím trái chuột, kéo xuống ô F5 cho đến F10, và thả ra

Excel sẽ tự điền công thức cho các ô F5 đến F10, khi đó công thức trong ô F5 sẽ =D5*E5, .., ô F10 sẽ = D10*E10

Bảng 1.55 : Ví dụ minh họa

Hình 1.22 : Các bước tính doanh thu từng loại sản phẩm

Để có được tổng doanh thu ta làm theo 1 trong 2 cách sau:

Các cách Thao tác Giải thích

Sử dụng hàm F11=SUM(F4:F10) Ô F11 chứa giá trị tổng doanh thu

Enter Kết thúc tính toán, cho ta kết quả tổng doanh thu

Sử dụng biểu tượng Σ

Đưa con trỏ chuột chọn các ô từ F4 cho đến F11

Thể hiện mong muốn của ta là muốn tính tổng từ ô F4 cho đến ô F10, còn ô F11 là nơi chứa kết quả

Nhấp vào biểu tượng Σ trên thanh công cụ

Khi ta nhấp vào biểu tượng Σ thì ngay lập tức ta sẽ có giá trị tổng doanh thu tại ô F11

Bảng 1.55 : Ví dụ minh họa

Hình 1.23: Tính tổng doanh thu

Các bước cần thực hiện khi tính % theo tổng doanh thu:

Các bước

Thao tác Giải thích

1 G4=F4/ $F$11 Tại ô G4 ta nhập công thức =F4*$F$11. Vì [% theo tổng doanh thu]=[Doanh thu] / [Tổng doanh thu]. ở đây ta thấy địa chỉ của F4 là tương đối còn F11 tuyệt đối. Bởi vì nếu địa chỉ F11 là tương đối thì khi kéo xuống định dạng cho các ô G5 cho đến G10 thì công thức ô G5 sẽ =F5/F12,..., ô G10 sẽ =F10/F17, tức là đã không còn đúng nữa. Do vậy, ta phải cố định ô F11 lại bằng địa chỉ tuyệt đối.

2 Enter Kết thúc việc nhập công thức vào ô G4 3 Nháy trái vào ô G4 Chọn ô G4

4 Đưa con trỏ xuống phía dưới góc trái ô G4, xuất hiện dấu +

Chuẩn bị kéo xuống để định dạng công thức cho các ô khác

5 Nhấn và giữ phím trái chuột, kéo xuống ô G5 cho đến G10, và thả ra

Excel sẽ tự điền công thức cho các ô G5 đến G10, khi đó công thức trong ô G5 sẽ =F5/$F$11, .., ô G10 sẽ = F10*$F$11

Bảng 1.56 : Thao tác minh họa

Hình 1.24 : Tính % theo tổng doanh thu

Ví dụ 2: Việc sử dụng địa chỉ tương đối hay tuyệt đối là rất đơn giản, tuy nhiên ta sẽ thắc mắc vậy loại địa chỉ thứ 3 (tương đối cột, tuyệt đối hàng) và loại địa chỉ thứ 4 (tuyệt đối cột, tương đối hàng) dùng để làm gì? Để giải quyết được câu hỏi đó ta xem xét bài toán sau: Hãy tạo 1 bảng cửu chương bằng Excel?

Như ta đã biết Bảng cửu chương là Bảng thể hiện tích của 2 số, với giá trị của số nhân và số bị nhân là từ 1 đến 9.

Như vậy nếu làm thủ công thì ta sẽ phải điền tổng cộng 81 công thức vào 81 ô. Điều đó là rất mất thời gian.

Để không phải nhập quá nhiều công thức vào các ô như thế, ta phải sử dụng đến loại địa chỉ thứ 3 và thứ 4, các bước như sau:

Các bước Thao tác Giải thích 1 Điền các giá trị từ 1 đến 9 vào cột A và hàng 1 như hình vẽ

Các số đó chính là số nhân và số bị nhân, giao của từng cột và hàng chính là các giá trị tích của Bảng cửu chương.

2 B2= B$1*$A2 Tại ô B2 ta nhập công thức= B$1*$A2. ở đây ta thấy địa chỉ của B1 (số bị nhân) là loại 3 (tương đối cột, tuyệt đối hàng), còn A2 (số nhân) là loại 4 (tuyệt đối cột, tương đối hàng). Các thao tác phía dưới sẽ giải thích điều đó.

3 Enter Kết thúc việc nhập công thức vào ô B2 4 Kéo công thức từ ô B2

để định dạng cho các ô C2 đến J2

Ta thấy rằng khi kéo công thức như vậy, thì tại các ô chỉ số sẽ thay đối tương ứng, số bị nhân (B$1) lần lượt là C$1 cho đến J$1 vì ta luôn cố định hàng, còn chỉ số cột ta cho thay đổi. Còn số nhân ($A2) vẫn tồn tại vì khi đó ta cố định cột, còn hàng không cố định nhưng ta chỉ kéo ở trên hàng có thứ tự là 2

5 Kéo công thức từ ô B2 để định dạng cho các ô B3 đến B10

Ta thấy rằng khi kéo công thức như vậy, thì tại các ô chỉ số sẽ thay đối tương ứng, số bị nhân (B$1) vẫn tồn tại vì khi đó ta cố định hàng, còn cột không cố định nhưng ta chỉ kéo ở trên cột B. Còn số nhân ($A2) lần lượt là $A3 cho đến $A10 vì ta luôn cố định cột, còn chỉ số hàng ta cho thay đối

6 Kéo công thức để định dạng cho toàn bộ các ô còn lại trong bảng

Qua việc kéo ở 2 bước phía trên, ta thấy rằng công thức đã hoàn toàn chính xác. Việc còn lại là ta chỉ việc kéo để định dạng cho toàn bộ các ô trong bảng.

Bảng 1.57: Thao tác minh họa

Hình 1.25: Tạo lập bảng cửu chương

* Nhập hàm vào bảng tính: Có 3 cách nhập hàm vào bảng tính

Các cách Thao tác

Gõ vào từ bàn phím

Gõ dấu =

Gõ vào tên hàm, dấu (các đối số theo đúng quy định) Dùng biểu tượng

(Function Wizard)

Chọn biểu tượng fx trên thanh công cụ. Xuất hiện hộp thoại Insert Function

Chọn nhóm hàm trong khung Function Category. Khi chọn nhóm nào, Excel sẽ liệt kê các hàm của nhóm đó theo thứ tự chữ cái trong khung Function Name

Chọn nhóm hàm trong khung Function Name Chọn hàm cần sử dụng

Xuất hiện hộp thoại Function Arguments liệt kê các đối số cần nhập, thể hiện kết quả phía dưới

Điền các đối số của hàm bằng cách ấn nút chuột vào khung cần thiết, sau đó nhập từ bàn phím hoặc di chuyển chuột trên vùng dữ liệu (ở hình dưới là chọn miền D2:D6)

Chọn OK sẽ tắt hộp thoại và ghi kết quả của hàm vào ô Dùng Menu Vào menu Insert /Function

Xuất hiện hộp thoại Function Wizard

Các bước còn lại giống như khi chọn biểu tượng fx

Bảng 1.58 : Thao tác nhập hàm vào bảng tính

Hình 1.26: Hộp thoại Insert Function trợ giúp nhập hàm

Ý nghĩa của các nhóm hàm trong khung Category như sau:

Tên ý nghĩa

Most Recently Used Các hàm sử dụng gần đây nhất

Financial Các hàm về tài chính Date & Time Các hàm về Ngày và Giờ

Math & Trig Các hàm về Toán và Lượng giác Statistical Các hàm thống kê

Lookup & Reference Các hàm Tìm kiếm và Tham chiếu Database Các hàm Cơ sở dữ liệu

Text Các hàm xử lý ký tự

Logical Các hàm Logic

Bảng 1. 59 : Ý nghĩa của các nhóm hàm trong khung Category

Tên hàm Công dụng Minh họa Kết quả

DATE(yy,mm,dd) Cho ta dạng thể hiện đúng của ngày tháng năm theo Excel

=DATE(07,09,27) 27/09/2007

DAY(date) Cho ta kết quả là giá trị ngày

=DAY(27/09/07) 27 WEEKDAY(date) Cho ta biết đó là thứ

mấy trong tuần. Nếu kết quả 1 là thứ Hai, 2 là thứ Ba..., 7 là Chủ Nhật) =WEEKDAY(27/09/0 7) 5 (đó là thứ Sáu)

MONTH(date) Cho ta kết quả là giá trị tháng

=MONTH(27/09/07) 9 YEAR(date) Cho ta kết quả là giá

trị năm

=YEAR(27/09/07) 2007 TODAY() Cho ta kết quả là giá

trị ngày tháng năm hiện tại của máy

=TODAY() 27/09/2007

NOW() Cho ta kết quả là giá trị ngày tháng năm và giờ hiện tại của máy

=NOW() 27/09/2007

19:05 TIME(hh,mm,ss) Cho ta dạng thể hiện

đúng của thời gian theo Excel

=TIME(19,5,14) 19:05:14

Bảng 1. 60 : Các hàm thời gian

1.2.2. Các hàm ký tự:

UPPER(chuỗi) Chuyển 1 chuỗi bất kỳ thành chữ hoa

=UPPER(“Quản Trị”) quản trị

LOWER(chuỗi) Chuyển 1 chuỗi bất kỳ thành chữ thường

=LOWER(“Quản Trị”)

quản trị

PROPER(chuỗi) Chuyển các chữ cái đầu từ của chuỗi thành chữ viết hoa.

=PROPER(“kinh doanh”)

Kinh Doanh

TRIM(chuỗi) Cắt bỏ các ký tự trắng vô nghĩa ra khỏi chuỗi

=TRIM(“ Kinh doanh ”)

“Kinh doanh”

LEFT(chuỗi, n) Cắt từ xâu cũ ra 1 xâu với n ký tự, tính từ phía bên trái

=LEFT(“Quản trị, 6”) Quản t

RIGHT(chuỗi,n) Cắt từ xâu cũ ra 1 xâu với n ký tự, tính từ phía bên phải

=RIGHT(“Quản trị, 6”)

ản trị

MID(chuỗi, m,n) Lấy từ xâu cũ ra 1 xâuvới n ký tự, bắt đầu từ vị trí m tính từ phía bên trái

=MID(“Quản trị”, 2,6) uản tr

LEN(chuỗi) Cho ta độ dài của chuỗi

=LEN(“Quản trị”) 8

REPT(chuỗi, n) Lặp lại n lần liên tiếp chuỗi đó =REFT(“Kinh doanh ”,3) Kinh doanh Kinh doanh Kinh doanh EXACT(chuỗi 1, chuỗi 2) So sánh giữa chuỗi 1 và chuỗi 2 có giống nhau hoàn toàn hay không =EXACT(“Kinh doanh”,“Kinh doanh”) TRUE =EXACT(“Kinh doanh”,“kinh doanh”) FALSE

FIND(chuỗi 1, chuỗi 2, n)

Cho ta kết quả là vị trí của chuỗi 1 trong chuỗi 2 bắt đầu từ vị trí n, nếu bỏ qua n nó được cho bằng 1. Hàm này phân biệt chữ HOA và thường =FIND(“Quản trị kinh doanh”, “trị”) 6 =FIND(“Quản trị kinh doanh”, “Kế toán”) #VALUE! (lỗi) SEARCH(chuỗi 1, chuỗi 1, n) Tương tự hàm Find nhưng không phân biệt chữ in HOA hay chữ in thường. =SEARCH(“Quản trị kinh doanh”, “Trị”) 6 CONCATENAT E( chuỗi 1, chuỗi 2)

Nối các chuỗi lại với nhau

=CONCAT(“Quản trị và ”, “Kế toán”)

Quản trị và Kế toán

& Tương tự như CONCAT, nhưng ít sử dụng khi có nhiều chuỗi = “Quản trị ”& “Kế toán”) Quản trị Kế toán REPLACE(chuỗi 1, n, m, chuỗi 2)

Thay chuỗi 2 vào chuỗi 1 bắt đầu từ vị trí n và có độ dài m =REPLACE("Tôi học kế toán",9,7,"quản trị") Tôi học quản trị

VALUE(chuỗi) Chuyển 1 chuỗi thành 1 số

=VALUE("54321") 54321 (số)

SUBSTITUTE(c huỗi mẹ, chuỗi cũ, chuỗi mới, n)

Thay thế chuỗi mới vào vị trí chuỗi cũ trong chuỗi mẹ ở lần xuất hiện n (Nếu không có đối số này sẽ thay thế ở mọi vị trí). =SUBSTITUTE("Quả n trị kinh kinh", "kinh", "doanh",2) Quản trị kinh doanh =SUBSTITUTE("Quả n trị kinh kinh", "kinh", "doanh") Quản trị doanh doanh

FIXED(số, n, cách)

Chuyển số thành chuỗi với n sau dấu thập phân. Nếu không có n sẽ cho 2 chữ số thập phân. Nừu cách là FALSE (hoặc không ghi), chuỗi in ra sẽ có dấu ngăn cách phần nghìn, nếu cách là TRUE, chuỗi in ra sẽ không có dấu ngăn cách phần nghìn Giả sử A1 có chứa số 12345.6789, khi đó ta gõ vào =FIXED(A1,3,false) 12 345.679 =FIXED(A1,true) 12345.68 Bảng 1. 61 : Các hàm ký tự 1.2.3. Các hàm toán học:

Các hàm toán học thông thường

Tên hàm Công dụng Minh họa Kết quả

MOD(số bị chia, số chia) Cho ta kết quả là phần dư của phép chia 2 số nguyên =MOD(100,3) 1

INT(số x) Cho ta kết quả là 1 số nguyên gần với số x, nhưng nhỏ hơn số x =INT(3.789) 3 =INT(-3.1) -4 (vì -4 nhỏ hơn) =INT(9/2) 4 TRUNC(số x) Cắt bỏ phần thập phân của số x, chỉ lấy phần nguyên của x. Lưu ý phân biệt với hàm INT

=TRUNC(3.789) 3

=TRUNC(-3.1) -3

chính xác đến con số thứ n. Giả sử A1=123456,146 Nếu n > 0 thì số x được làm tròn đến chữ số bên trái thứ n của dấu thập phân. Nếu n < 0 thì số x được làm tròn đến chữ số thập phân thứ n. =ROUND(A1, 1) 123 456,1 =ROUND(A1, -3) 123 000 (làm tròn đến phần nghìn)

ABS(số x) Trị tuyệt đối của số x =ABS(-2) 2

SQRT(số x) Căn bậc 2 của số x =SQRT(2) 1,4142

RAND( ) Cho ta 1 số ngẫu nhiên giữa 0 và 1 RAND( ) 0,786 PRODUCT(số 1,số 2, .. số n) Cho ta kết quả là tích của tất cả các số đó =PRODUCT(2,5,10) 100 COMBIN(n,k) Tổ hợp chập k của n phần tử =COMBIN(4,2) 6 SUM(số 1,số 2..số n) Tính tổng các số đó =SUM(2,5,10) 17 Bảng 1.62 : Các hàm toán học Các hàm lôga

Tên hàm Công dụng Minh họa Kết quả

LOG(số x, cơ số a) Cho ta kết quả là lôga cơ số a của số x

=LOG(5,2) 2,32 LN(số x) Cho ta kết quả là lôga cơ số

e của số x

EXP(số x) Cho ta kết quả là e mũ x =EXP(5) 148,41

Bảng 1.63 : Các hàm Loga

Các hàm lượng giác

Tên hàm Công dụng Minh họa Kết quả

PI() Cho ta giá trị của số Pi, có thể dùng để tính toán trong các công thức có liên quan đến số Pi

=PI() 3,1416

RADIANS(góc x) Chuyển đối góc x đang tính bằng độ sang radian. Bởi vì các hàm lượng giác đều tính góc bằng Radian, do vậy ta phải chuyển góc từ độ sang Radian

=RADIANS(4 5)

0,785

DEGREES(góc x) Chuyển góc x từ Radian sang độ

=DEGREES(0 ,785)

45

SIN(góc x) Tính Sin của góc x =SIN(0,785) 0,71 COS(góc x) Tính Cos của góc x =COS(0,785) 0,71 TAN(góc x) Tính Tang của góc x =TAN(0,785) 1 ASIN(góc x) Hàm arcsin của góc x, x nằm

trong khoảng từ -1 đến 1, giá trị trả về là radian

=ASIN(0,71) 0,785

ACOS(góc x) Hàm arccos của góc x, x nằm trong khoảng từ -1 đến 1, giá trị trả về là radian

=ACOS(0,71) 0,785

ATAN(góc x) Hàm arctang của góc x, giá trị trả về là radian

Bảng 1. 64 : Các hàm lượng giác

Các hàm tính toán có điều kiện

Tên hàm Công dụng Minh họa

COUNIF(vùng cần đếm, điều kiện đếm)

Đếm số ô trong vùng lựa chọn xem có bao nhiêu ô thoả mãn điều kiện cho trước.

Xem ví dụ minh hoạ phần dưới

SUMIF(vùng đối chiếu, điều kiện, vùng cần tính tổng)

Hàm này chỉ tính tổng của những ô trong vùng cần tính tổng mà ô tương ứng (cùng hàng) với nó ở trong vùng đối chiếu thoả mãn điều kiện cho trước. Còn những ô khác không thoả mãn sẽ không được đưa vào giá trị tổng. Xem ví dụ minh hoạ phần dưới SUMPRODUCT(mản g 1, mảng 2, ..., mảng n) Hàm tính tổng các tích số từng phần tử của các mảng với nhau. Các mảng phải có kích thước bằng nhau. Đây là 1 hàm quan trọng khi ta muốn tính giá trị 1 tổng với những điều kiện ràng buộc

Minh hoạ ở phần bài tập phần 4

Bảng 1. 65 : Các hàm tính toán có điều kiện

Ví dụ minh hoạ: Thông tin cá nhân của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ BPT như bảng dưới đây. Cuối tháng Công ty cần phải thống kê các số liệu để lấy thông tin phục vụ cho các công việc chung như khen [thưởng] cho từng người, nộp thuế thu nhập nếu thu nhập vượt quá 10 triệu đồng, tính tổng thu nhập của nam giới trong công ty

H

× Hình 1.28: Bảng kê thu nhập cá nhân

Để tính số nhân viên nữ trong công ty ta làm như sau:

Các bước

Thao tác Giải thích

1 Chọn ô F13 Chuẩn bị nhập công thức

2 =COUNTIF(C3:C12;”Nữ”) Ta nhập hàm COUNIF với các thông số như trên. Trong đó: C3:C12 là vùng cần đếm,”Nữ” là điều kiện

3 Enter Kết thúc việc nhập hàm, kết quả sẽ là 3

Bảng 1.66 : Ví dụ minh họa

Các bước

Thao tác Giải thích

1 Chọn ô F14 Chuẩn bị nhập công thức

2 =COUNTIF(E3:E12;”Xuất sắc”) Ta nhập hàm COUNIF với các thông số như trên. Trong đó: E3:E12 là vùng cần đếm,”Xuất sắc” là điều kiện

3 Enter Kết thúc việc nhập hàm, kết quả sẽ là 4

Bảng 1.67 : Ví dụ minh họa

Để tính số người có thu nhập >10 triệu ta làm như sau:

Các bước

Thao tác Giải thích

1 Chọn ô F15 Chuẩn bị nhập công thức

2 =COUNTIF(D3:D12;”>10.000.000”) Ta nhập hàm COUNIF với các thông số như trên. Trong đó: D3:D12 là vùng cần đếm,”>10.000.000” là điều kiện

3 Enter Kết thúc việc nhập hàm, kết quả sẽ là

5

Bảng 1.68 : Ví dụ minh họa

Để tính tổng thu nhập của nam giới ta làm như sau:

Một phần của tài liệu TLHT Tin ung dung Moi (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w