9. Cấu trúc của luận văn
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
1.2.2.1. Quản lý
Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management, tiếng Latinh. Manumagere - điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên.
Khái niệm “quản lý” được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hoạt động quản lý là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung.
24
Chính vì thế quản lý được hiểu bằng nhiều cách khác nhau và được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở những quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau:
Cách tiếp cận theo thực tiễn
Trên cơ sở phân tích sự quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm thông thường qua các trường hợp cụ thể. Từ việc nghiên cứu những trường hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở các trường hợp cá biệt của những người quản lý cũng như những dự định của họ để giải quyết những vấn đề đặc trưng, để từ đó giúp họ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnh tương tự.
Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống
Cách tiếp cận này cho phép xem xét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố và mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu đã xấc định.
Cách tiếp cận theo thuyết hành vi
Dựa trên những ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người. Do vậy, việc nghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa người với người. đây là trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý, vào niềm tin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “con người nên kiểu con người”. Với học thuyết này giúp con người quản lý ứng xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền. Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là: “Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
25
Ngày nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu cua tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), và kiểm tra”.
Theo tác giả Trần Khánh Đức: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất”.
Bất cứ một xã hội nào cũng được xem như là một hệ quản lý: một nhà máy, một xí nghiệp, một trường học hay một quốc gia… Mỗi hệ quản lý bao gồm hai bộ phận gắn bó khắng khít với nhau:
Bộ phận quản lý (giữ vai trò chủ thể quản lý) có chức năng điều khiển hệ quản lý, làm cho nó vận hành với mục tiêu đã dặt ra.
Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta có thể hiểu: “Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quảng lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã dịnh và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất”.
1.2.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý trường tiểu học đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Ở trường tiểu học, chủ thể gián tiếp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là các cán bộ quản lý của Phòng, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách giáo dục kỹ năng sống. Chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học là các các cán bộ quản lý bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng trong trường tiểu học; trong đó hiệu trưởng là người đứng đầu và quản lý chung.
26