Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 75)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO

2.3.3. Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh

sinh tiểu học

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy mức độ thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội ghi nhận như sau:

Nhìn chung sáu nội dung về nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học các trường tiểu học quận Bình Thủy có điểm trung bình chung là 3,08 (<3,25 điểm quy ước) biểu đạt mức độ thực hiện xếp loại khá.

Nếu xem xét từng nội dung, kết quả cho thấy mức độ thực hiện mỗi nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được ghi nhận: Nội dung thực hiện nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học “Thông qua các hoạt động tương tác với người khác” có điểm trung bình 3,27 ( > 3,25) đạt mức tốt và xếp hạng 1 trên 6 nội dung; kế đến lần lượt là các nội dung: “Giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em”, “Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng”,…và xếp hạng thấp nhất là nội “Giáo dục kỹ năng sống được hình thành trong quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi” có điểm trung bình chung 2,92 (< 3,25 điểm quy ước). Tuy nhiên, đối với 5 nội dung từ số 2 đến số 6 đều có điểm trung bình từ 2,92 đến 3,18 nên theo quy ước, xếp mức độ thực hiện đạt loại khá.

71

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh tiểu học

STT

Nội dung

thực hiện nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học

Kết quả thực hiện (N= 74) Điểm trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt

1 Thông qua các hoạt động tương tác

với người khác 31 32 11 0 3,27 1

2 Người học được trải nghiệm thông

qua các tình huống thực tế 27 28 16 3 3,07 4

3

Giáo dục kỹ năng sống được hình thành trong quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi

26 25 14 9 2,92 6

4

Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình

27 25 15 7 2,97 5

5

Giáo dục kỹ năng sống cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.

29 29 16 0 3,18 2

6

Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng

29 27 18 0 3,15 3

Điểm trung bình chung 3,09

Như vậy, hầu hết các cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội đều ghi nhận mực độ thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ từ loại khá đến tốt.

72

2.3.4. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

STT

Các nội dung giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh tiểu học được thực hiện

Khách thể khảo sát

Kết quả thực hiện Điểm

trung bình

Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt

1 Kỹ năng giao tiếp

CBQL,GV, TPT (N= 74) 31 32 11 0 3,27 1 CMHS (N=60) 33 22 5 0 3,47 1 2 Kỹ năng tự chăm sóc bản thân CBQL,GV, TPT (N= 74) 31 27 16 0 3,20 2 CMHS (N=60) 25 19 16 0 3,15 5

3 Kỹ năng giải quyết vấn đề CBQL,GV, TPT (N= 74) 27 25 16 6 2,97 5 CMHS (N=60) 26 18 9 7 3,2 3 4 Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân CBQL,GV, TPT (N= 74) 26 25 15 8 2,93 6 CMHS (N=60) 19 19 14 8 2,82 6 5 Kỹ năng làm việc nhóm CBQL,GV, TPT (N= 74) 30 26 18 0 3,16 3 CMHS (N=60) 25 25 6 4 3,18 4 6 Hình thành các giá trị sống cho học sinh CBQL,GV, TPT (N= 74) 27 28 16 3 3,07 4 CMHS (N=60) 24 25 11 0 3,22 2

73

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội và cha mẹ học sinh ghi nhận như sau:

Đối với cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội: Nhìn chung sáu nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các Trường Tiểu học quận Bình Thủy có điểm trung bình từ 2,93 đến 3,27 trong số đó nội dung “Kỹ năng giao tiếp” có điểm trung bình là 3,27 được xếp thứ hạng cao nhất; kế đến là các nội dung: “Kỹ năng tự chăm sóc bản thân”, “Kỹ năng làm việc nhóm”,… có thứ hạng thấp nhất với điểm trung bình là 2,93 là nội dung “Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân”.

Đối với cha mẹ học sinh: Sáu nội dung thực hiện có điểm trung bình từ 2,82 đến 3,47 trong số đó nội dung “Kỹ năng giao tiếp” có điểm trung bình là 3,38 được xếp thứ hạng cao nhất; kế đến là các nội dung “Kỹ năng tự chăm sóc bản thân”, “Hình thành các giá trị sống cho học sinh”,… có thứ hạng thấp nhất với điểm trung bình là 2,82 là nội dung “Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân”.

Cũng từ bảng trên đây cho thấy ghi nhận giữa hai nhóm khách thể khảo sát (cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách Đội và Cha mẹ học sinh) có sự ghi nhận giống nhau, đều xếp loại thực thực cao nhất là nội dung “Kỹ năng giao tiếp” và thấp nhất là nội dung “Kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân”.

Như vậy, kết quả khảo sát việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học quận Bình Thủy đều được các khách thể khảo sát ghi nhận mức độ thực hiện từ loại khá đến tốt.

74

2.3.5. Thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bảng 2.11. Kết quả thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

STT

Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống

cho học sinhtiểu học được thực hiện

Kết quả thực hiện (N=74) Điểm

trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt Phương pháp tiếp cận 1 Phương pháp tiếp cận cùng tham gia 23 28 14 9 2,89 2

2 Phương pháp tiếp cận hướng vào

người học 28 22 17 7 2,96 1

3 Phương pháp tiếp cận hoạt động 20 27 14 13 2,73 3

Điểm trung bình 2.86

Các phương pháp dạy học

1 Phương pháp động não 17 23 25 9 2,65 4

2 Phương pháp nghiên cứu

tình huống 16 19 29 10 2,55 5

3 Phương pháp trò chơi 28 24 17 5 3,01 1

4 Phương pháp thảo luận nhóm 19 24 20 11 2,69 3

5 Phương pháp đóng vai 20 24 22 8 2,76 2

75

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học gồm hai nội dung:

Về phương pháp tiếp cận:

Ghi nhận của cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội của các trường được khảo sát, kết quả xếp theo thứ tự: “Phương pháp tiếp cận hướng vào người học” (điểm trung bình là 2,96 xếp hạng nhất), “Phương pháp tiếp cận cùng tham gia” (đểm trung bình là 2,89 xếp hạng nhì) và “Phương pháp tiếp cận hoạt động” (điểm trung bình 2,73 xếp hạng ba).

Về các phương pháp dạy học:

Kết quả xếp theo thứ tự ghi nhận mức độ thực hiện đều đạt khá như sau: “Phương pháp trò chơi” (điểm trung bình 3,01), “Phương pháp đóng vai” (điểm trung bình 2,76), “Phương pháp thảo luận nhóm” (điểm trung bình 2,69), “Phương pháp động não” (điểm trung bình 2,65) và “phương pháp nghiên cứu tình huống” (điểm trung bình 2,55).

Nhìn chung, kết quả thực hiện về cách tiếp cận và các phương pháp dạy học không được đánh giá loại tốt, tất cả đều được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội ghi nhận mức độ thực hiện loại khá mà thôi.

2.3.6. Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Để hiểu rõ thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống tiểu học của các trường tiểu học quận Bình Thủy, tác giả lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội, kết quả như sau:

Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống có điểm trung bình chung là 3,03 (<3,25 điểm quy ước) xếp loại khá, và mỗi nội dung có điểm trung bình đều dao động từ 2,89 đến 3,19 nên cũng xếp loại khá mà thôi.

76

Bảng 2.12. Kết quả thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

STT

Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được thực hiện

Kết quả thực hiện (N=74) Điểm trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1 Tích hợp vào các môn học 28 24 17 5 3,01 2 2 Lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động giáo dục của nhà trường

31 26 17 0 3,19 1

3 Dạy thành một môn học riêng 24 24 20 6 2,89 3

Điểm trung bình chung 3,03

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.4.1. Thực trạng hiệu trưởng thực hiện vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu hoc quận Bình Thủy

Tác giả lấy ý kiến 60 giáo viên và tổng phụ trách Đội và 60 cha mẹ học sinh kết quả nhận được như sau:

Chúng ta đều biết người hiệu trưởng với tư cách chủ thể quản lý nhà trường, theo đó có nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; vì thế để nắm rõ thực trạng vai trò của hiệu trưởng về quản lý hoạt động này, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến giáo viên, tổng phụ trách Đội và cha mẹ học sinh gồm 5 nội dung ở bảng 2.13 thu được kết quả như sau:

77

Bảng 2.13. Kết quả hiệu trưởng thực hiện vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy

STT

Vai trò của hiệu trưởng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Kết quả thực hiện (N= 120) Điểm

trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1

Xây dựng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống có đủ phẩm chất và năng lực

39 46 26 9 2,96 1

2

Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống

34 42 34 10 2,83 2

3

Tạo điều kiện, động viên giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

32 41 36 11 2,78 3

4

Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với đối tượng

29 34 38 19 2,61 5

5

Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục, tổ chức và điều hành các nguồn lực... nhằm thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

34 39 28 19 2,73 4

Điểm trung bình chung 2,78

78

Vai trò của hiệu trưởng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là “Xây dựng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống có đủ phẩm chất và năng lực” được ghi nhận với điểm trung bình là 2,96 (<3,26 và > 2,51 điểm quy ước) được đáng giá mức độ thực hiện đạt loại khá; kết tiếp lần lượt là các nội dung “Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống”, “Tạo điều kiện, động viên giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, “Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục, tổ chức và điều hành các nguồn lực... nhằm thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” và xếp cuối cùng của 5 nội dung là “Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với đối tượng” có điểm trung bình 2,61 (> 2,51).

Như vậy 5 nội dung ở bảng 2.13 với số điểm trung bình như trên, phản ánh đánh giá của 120 khách thể khảo sát cho rằng hiệu trưởng thể hiện vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy đạt mức độ thực hiện là khá (điểm trung bình chung là 2,78 > 2,51 và < 3,26 theo quy ước).

2.4.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách Đội sống cho học sinh đối với cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách Đội của các trường tiểu học quận Bình Thủy

Kết quả số liệu ở bảng 2.14 cho thấy kết quả thực hiện bốn mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy có điểm trung bình chung là 3,05 < 3,15 và > 2,51 được đánh giá mức độ “Khá”.

Với từng nội dung, cụ thể như nội dung “Có thái độ đúng, biết điều chỉnh hành vi, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng” có điểm trung bình là 3,16 được xếp loại “Khá” (theo quy ước); lần lượt các nội dung

79

khác “Giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi”, “Hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý - xã hội” và nội dung có điểm trung bình thấp nhất “Làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả” là 2,92 > 2,51 xếp mực độ “Khá”.

Kết quả chung về 4 nội dung phán ánh mức độ thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học quận Bình Thủy là Khá. Từ đây đòi hỏi khi xây dựng biện pháp quản lý cần quan tâm hơn nữa nhằm khắc phục bất cập trên đây.

Bảng 2.14. Kết quả thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

STT

Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh tiểu học

Kết quả thực hiện (N= 74) Điểm trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1

Hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý - xã hội

24 33 13 4 3,04 3

2

Có thái độ đúng, biết điều chỉnh hành vi, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng

28 30 16 0 3,16 1

3 Giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống,

biết chịu trách nhiệm về hành vi 24 34 14 2 3,08 2

4 Làm cho quá trình giáo dục vận

hành một cách đồng bộ, hiệu quả 22 31 14 7 2,92 4

80

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy tiểu học quận Bình Thủy

2.4.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Để đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học, tác giả đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách Đội, kết quả thể hiện qua bảng 2.15.

Số liệu thu thập ở bảng 2.15 cho thấy kế quả lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy như sau:

Việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy được tiến hành theo 5 yêu cầu, và điểm trung bình của mỗi yêu cầu được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội ghi nhận từ cao xuống thấp: “Tiến trình thực hiện kế hoạch” có điểm trung bình là 3,55; “Cơ sở xây dựng kế hoạch” điểm trung bình là 3,44; “Thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch” điểm trung bình là 3,41; “Nội dung kế hoạch” điểm trung bình là 3,40 và “Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống” điểm trung bình là 3,31. Như vậy, 2 nội dung “Tiến trình thực hiện kế hoạch” cần được tiếp tục phát huy; và ngược lại nội dung “Thực hiện quy trình xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)