Học sinh tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý củahọc sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO

1.3.1. Học sinh tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý củahọc sinh tiểu học

1.3.1.1. Trường tiểu học và học sinh tiểu học

Theo Điều 2 của Điều lệ trường tiểu học, trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng và Điều 3 trường tiểu học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường tiểu học gồm 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

1.3.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

- Là thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển (khả năng hiện thực và khả năng tiềm ẩn). Là thực thể hồn nhiên nên trẻ em ngây thơ và trong sáng. Bản tính của trẻ em luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che giấu, không hề “đóng kịch”. Trong mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển, khả năng tiềm tàng đó vẫn là ẩn số mầ các nhà chuyên môn chưa làm sáng tỏ, chưa hiểu tường tận;

27

- Là nhân cách đang hình thành. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý). Học sinh tiểu học chưa đủ ý thức,chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội;

- Có hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phạt triển tâm lý của học sinh tiểu học;

- Học sinh tiểu học là phạm trù tương lai. Đối với học sinh tiểu học thì tất cả còn ở phía trước, các em sống luôn hướng tới ngày mai, hướng tới tương lai chứ chưa bị níu kéo bởi quá khứ, các em dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới.

Học sinh tiểu học có thể phân ra theo hai cấp độ phát triển: - Cấp độ 1: Gồm lớp 1,2,3;

- Cấp độ 2: Gồm lớp 4 và lớp 5.

1.3.1.3. Đặc điểm của quá trình nhận thức

- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng về tính không chủ định, do đó mà các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm. Học sinh ở đầu cấp tiểu học tri giác còn yếu, thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của bản thân. Điều này được thể hiện qua câu “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần tự làm”.

Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em được thể hiện rất rõ. Tri giác về thời gian và không gian cũng như ước lượng về thời gian và không gian của học sinh tiểu học còn hạn chế. Tri giác của học sinh tiểu học không tự phát triển. Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục

28

đích đặc biệt, khi trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn. Giáo viên là người hằng ngày không chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh mà còn cần chú ý hướng dẫn các em biết cách xem xét; không chỉ dạy học sinh nghe mà còn cần chú ý dạy trẻ biết lắng nghe; cần chú ý tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó, nhằm phát hiện những dấu hiện phẩm chất của sự vật hiện tượng.

- Chú ý: Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Học sinh đàu cấp tiểu học thường chỉ chú ý khi có động cơ gần (như được điểm cao, được giáo viên khen…), đến cuối bậc tiểu học thì các em có thể duy trì chú ý có chủ định ngay cả khi chỉ có động cơ xa (như các em chú ý vào công việc khó khăn nhưng không hứng thú vì biết chờ đợi kết quả trong tương lai)

Học sinh tiểu học có khả năng phát triển chú ý có chủ định trong quá trình học tập. Chính quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải rèn luyện thường xuyên chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí. Chú ý có chủ định cùng với sự phát triển động cơ học tập, cùng với sự trưởng thành với ý thức trách nhiệm đối với việc học;

- Trí nhớ: Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan- hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ- logic, vì ở lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn nững định nghĩa, những câu giải thích bằng lời. Học sinh có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lập đi lập lại nhiều lần;

- Tưởng tượng: là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học. Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển và phong

29

phú hơn so với trẻ em tuổi mẫu giáo lớn. Tuy nhiên, tưởng tượng của học sinh tiểu học còn tản mạn, ít tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. càng về những năm cuối bậc học tiểu học, tưởng tượng của học sinh càng gần hiện thực hơn do các em đã có kinh nghiệm phong phú hơn, đã lĩnh hội được tri thức khoa học từ quá trình học tập.Các em học sinh lớp 4, lớp 5 đã có khả năng nhào nặn gọt dũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra những hình tượng mới, vì các em đã biết dựa vào ngôn gữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng hơn;

- Tư duy: Tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rõ tính trực quan. Quá trình học tập tạo cho học sinh tiểu học có ựu phát triển về tư duy, từng bước chuyển từ cấp độ nhận thức các sự vật, hiện tượng chỉ có vẻ bên ngoài, các biểu hiện dễ biết bằng cảm tính đến nhận thức được những dấu hiệu bản chất của chúng.

Đối với học sinh tiểu học, kĩ năng phân biệt các dấu hiệu bản chất và tách các dấu hiệu đó ra khỏi các sự vật, hiện tượng mà chúng ẩn trong đó là phẩm chất tưu duy không dễ có ngay được. vì đối với học sinh tiểu học, tri giác phát triển sớm hơn và tri giác trước hết là nhận biết những dấu hiệu bên ngoài, mà những dấu hiệu này chưa chắc là bản chất của sự vật, hiện tượng đang được các em xem xét.

1.3.1.4. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học

- Tính cách: Tính cách của con người thường được hình thành từ rất sớm từ giai đoạn trước tuổi học. Những ảnh hưởng của hoạt động thần kinh cấp cao biểu lộ khá rõ trong hành vi của học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này dễ nhận ra tính xung đột trong hành vi của các em. Do vậy mà hành vi của học sinh tiểu học dễ có tính tự phát, dễ vi phạm nội quy mà thường bị xem là “vô kỉ luật”. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi của các em lứa tuổi tiểu học còn yếu, các em chưa biết đề ra mục đích hoạt động và theo đuổi mục đích đó đến cùng.

30

Tính cách của học sinh tiểu học co nhược điểm thường bất thường, bướng bỉnh. Các em thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Niềm tin của học sinh tiểu học còn cảm tính, chưa có lí trí soi sáng dẫn dắt. Ở lứa tuổi này, tính bắt chước của các em vẫn cò đậm nét. Các em thích hoạt động và thích làm việc gì đó phù hợp với mình, nên có thể sớm hình thành ở các em thói quen đối với lao động: lao động tự phục vụ và trợ giúp người lớn những việc phù hợp tâm siinh lý. Hoạt động lao động còn hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, óc tìm tòi sáng tạo, tính tiết kiệm,…

- Nhu cầu nhận thức: nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển là thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ liên quan.

Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học là nhu cầu tinh thần. Nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của các em. Nếu không có nhu cầu nhận thức thì học sinh cũng sẽ không có tính tích cực trí tuệ. Không có nhu cầu nhận thức, học sinh nghĩ rằng mình học vì cha mẹ, vì thầy cô hay vì một cái gì đó chứ không phải vì sự tiến bộ trong học tập. Thường thì nhu cầu nhận thức, nhu cầu được học là nhu cầu tự nhiên của trẻ em, nhưng nhu cầu này có thể bị ức chế, bị dập tắc từ chính việc học của các em.

- Tình cảm: Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, trong nhân cách mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động.

Với tư cách là hoạt động chủ đạo, hoạt động làm cho học sinh tiểu học phát triển mạnh về trí tuệ, đồng thời hoạt động cùng với hoạt động khác cũng hình thành và phát triển tình cảm và những nét tâm lý nhiều mặt, những phẩm chất tâm lý của nhân cách đang hình thành. Giáo dục toàn diện ở tiểu học là

31

đảm bảo điều kiện để học sinh tiểu học được học, được thực hiện các hoạt động để có sự phát triển hài hòa tối ưu có thể được trong điều kiện cụ thể.

Xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học thường nảy sinh từ các tác động của những người xung quanh, từ các sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động. Tình cảm của học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em có một số điểm đặc trưng của một giai đoạn phát triển tâm lý.

- Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình;

-Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng mang, chưa bền vững, chưa sâu sắc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)