9. Cấu trúc của luận văn
1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh
Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý - xã hội; Có thái độ đúng, biết điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp; Giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân.
Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tiểu học
1.4.3.1. Quản lý việc lập kế hoạch, mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Lập kế hoạch là một trong bốn chức năng quản lý, việc làm đầu tiên của quá trình quản lý. Để tổ chức hoạt động quản lý một cách khoa học và có hiệu quả thì người quản lý thường phải lập kế hoạch (kế hoạch hóa). Đây là chức năng quan trọng đối với mỗi nhà quản lý.
Quản lý việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học, chủ thể quản lý tiến hành những công việc sau đây:
-Xác định cơ sở pháp lý và thực tiễn của nhà trường;
-Xác định nội dung trọng tâm của việc lập kế hoạch: Các mục tiêu, chỉ tiêu; Các giải pháp, biện pháp thực hiện; Các nguồn lực; . . .
-Tiến trình xây dựng kế hoạch: Xác định các bước đi cụ thể tương ứng với những khoảng thời gian nhất định,... Trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên;
42
-Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là hướng tới các mục tiêu: -Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực;
-Tạo cơ hội thuận lợi đểhọc sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Theo đó, nhiệm vụ quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là quản lý hai mục tiêu trên đây.
1.4.3.2. Quản lý tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
a. Quản lý thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Như đã trình bày, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học gồm có 5 nguyên tắc, do đó quản lý thực hiện nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động sau đây:
-Quản lý tổ chức hoạt động tương tác giữa học sinh với học sinh, với các nhà giáo dục và với mọi người xung quanh;
-Quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, tạo cơ hội giúp học sinh thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác;
-Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được xem xét cả một quá trình, theo trình tự: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi;
43
thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình phù hợp giá trị chung của cộng đồng, xã hội;
-Với quan điểm giáo dục kỹ năng sống được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Cho nên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần chú trọng quản lý môi trường giáo dục và chú trọng đến những thời điểm, khung thời gian thích hợp cho lức tuổi học sinh tiểu học.
b. Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự chăm sóc bản thân; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân; kỹ năng làm việc nhóm và hình thành các giá trị sống cho học sinh.
Từ các nhóm kỹ năng này, công việc quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là quản lý các nhóm kỹ năng trên đây, cụ thể:
(1) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp
Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học bao gồm: - Quản lý việc giáo dục một số kỹ năng cần thiết khi giao tiếp;
- Quản lý việc giáo dục cách thức biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết các đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn với các vấn đề chưa hiểu rõ, biết nói ra chủ kiến, chính kiến của bản thân…
(2) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Quản lý việc giáo dục một số kỹ năng cần thiết như: Tự lập trong việc mặc quần áo, đi giày, ăn uống, vệ sinh cá nhân…;
44
- Quản lý việc giáo dục học sinh tiểu học biết cách phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, nhận diện loại thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển.
(3) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề
Quản lý việc giáo dục học sinh tiểu học biết cư xử linh hoạt với sự biến đổi của đời sống tự nhiên và xã hội loại người.
(4) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.
(5) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng làm việc nhóm.
(6) Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng hình thành các giá trị sống cho học sinh.
c. Quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Phương pháp giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học bao gồm: phương pháp động não, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Theo đó, quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học chính là công việc quản lý sử dụng các phương pháp động não, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học.
d. Quản lý hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Các hình thức giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học: tích hợp vào các môn học, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động giáo dục của nhà trường, dạy thành một môn học riêng; ngoài ra việc giáo dục kỹ năng còn thông qua hoạt động Đội và thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Tương tự như đã trình bày ở trên, quản lý hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng chính là quản lý các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, như quản lý hình thức giáo dục tích hợp vào
45
các môn học, quản lý hình thức giáo dục lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá và quản lý hình thức giáo dục các hoạt động giáo dục của nhà trường, dạy thành một môn học riêng, quản lý hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội và thông qua các hoạt động trải nghiệm.
1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Để quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể là:
+ Quản lý giáo viên bộ môn trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học
Để tích hợp được nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào bài giảng, gáo viên bộ môn phải linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy. Thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể chuyển tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa nắm được kiến thức của bài học vừa nhận thức được giá trị của cuộc sống. Từ đó hình thành các kỹ năng sống cho bản thân. Thông qua giờ Tập đọc các em biết cảm nhận, lắng nghe, biết cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, biết ngợi ca, tự hào về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân ái, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chính từ những giờ học này sẽ học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp - lắng nghe; kỹ năng cảm thông - chia sẻ... Và dần dần sẽ định hướng làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
Như vậy, giáo viên bộ môn có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học còn là vấn đề mới mẻ đổi với nhiều giáo viên.
46
Cho nên nhà quản lý cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động và đồng thời cần tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn để thống nhất việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào từng chương, từng bài cụ thể. Theo dõi sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ giáo viên, đánh giá giờ dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống Giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục học sinh, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên chủ nhiệm quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt mục tiêu giáo dục. Là cầu nối giữa lớp với nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và địa phương để cùng giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm chính là điểm tựa tinh thần là linh hồn của lớp học để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trò đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa tập thể lớp với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa cuộc sống. Cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai với vốn sống và sự trải nghiệm của mình.
Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với từng khối lớp, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường; chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra, đánh giá học sinh. Vậy người
47
Hiệu trưởng cần quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm trên các mặt sau:
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm, việc chuẩn bị kế hoạch bài học của giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động tự chọn;
- Quản lý việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống: triển khai trong giờ sinh hoạt lớp, trong các hoạt động giáo dục khác. . .;
- Quản lý việc phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của học sinh (học tập, vui chơi, rèn luyện ...) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống;
- Quản lý việc đánh giá kết quả học sinh: sau một chủ đề, chủ điểm giáo dục hoặc sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, giáo viên chủ nhiệm đều phải đánh giá kết quả hoạt động của từng học sinh ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại học sinh ở mỗi học kỳ và cuối năm học.
+ Quản lý việc phối hợp thực hiện giáo dục năng sống trong hoạt động của Đoàn - Đội.
Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi lẽ, đây là nơi đoàn kết, tập hợp lực lượng đoàn viên thanh niên học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, luật pháp, lối sống, nếp sống… Đoàn - Đội còn tổ chức nhiều phong trào hành động cụ thể, thiết
48
thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động của Đoàn - Đội là nơi để tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng kỹ năng sống vững chắc như rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định…
Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của Đoàn - Đội, nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố cỏ ảnh hưởng tới việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung sau: quản lý việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; quản lý sự đôn đốc đối với giáo viên chủ nhiệm; quản lý sự chỉ đạo đối với các chi đoàn; quản lý việc theo dõi các hoạt động giáo dục kỹ năng sống; quản lý việc phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường.
1.4.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Người quản lý giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Qua đó, phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực để động viên kích thích; hoặc nhìn thấy những sai sót lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, nhắc nhở điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục. Vậy kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt động quản lý. Nếu như không kiểm tra đánh giá thì các nhà quản lý giáo dục không thể phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các biện pháp kịp thời. Nếu như chỉ có kế hoạch, có thực hiện mà không có kiểm tra đánh giá thì đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý, quản lý thiếu chặt chẽ theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, “cá mè một lứa”. Rốt cuộc sẽ dẫn đến tình trạng làm việc qua loa đại khái, làm