9. Cấu trúc của luận văn
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh
tiểu học quận Bình Thủy
2.4.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Để đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học, tác giả đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và Tổng phụ trách Đội, kết quả thể hiện qua bảng 2.15.
Số liệu thu thập ở bảng 2.15 cho thấy kế quả lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy như sau:
Việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy được tiến hành theo 5 yêu cầu, và điểm trung bình của mỗi yêu cầu được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội ghi nhận từ cao xuống thấp: “Tiến trình thực hiện kế hoạch” có điểm trung bình là 3,55; “Cơ sở xây dựng kế hoạch” điểm trung bình là 3,44; “Thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch” điểm trung bình là 3,41; “Nội dung kế hoạch” điểm trung bình là 3,40 và “Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống” điểm trung bình là 3,31. Như vậy, 2 nội dung “Tiến trình thực hiện kế hoạch” cần được tiếp tục phát huy; và ngược lại nội dung “Thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch” và “Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống” cần xây dựng biện pháp khắc phục.
Mặt khác, nếu quan sát cẩn trọng hơn sẽ thấy trong từng yêu cầu, như “Nội dung kế hoạch” thì các yêu cầu “Các mục tiêu, chỉ tiêu” và “Điều kiện thực tế của nhà trường” được đánh giá là tốt nhất trong mỗi yêu cầu.
81
Bảng 2.15. Kết quả lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
STT
Các yêu cầu tiến hành lập kế hoạch hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học Kế quả lập kế hoạch (N=74) Điểm trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
1. Cơ sở xây dựng kế hoạch
1.1
Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Đảng; chỉ thị của các cấp quản lý
34 36 4 0 3,41 -
1.2 trường Điều kiện thực tế của nhà 38 32 4 0 3,46 -
Điểm trung bình chung 3,44 2
2. Nội dung kế hoạch
2.1 Các mục tiêu, chỉ tiêu 38 36 0 0 3,51 -
2.2 Các giải pháp, biện pháp thực
hiện 30 39 5 0 3,34 -
2.3 Xác định các nguồn lực 32 37 5 0 3,36 -
Điểm trung bình chung 3,40 4
3. Tiến trình thực hiện kế hoạch
Xác định các bước đi cụ thể tương ứng với những khoảng thời gian nhất định...
41 33 0 0 3,55 1
4. Thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch
Trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, tổ chuyên môn và của giáo viên trong nhà trường
34 36 4 0 3,41 3
5. Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Lãnh đạo nhà trường quyết định và phổ biến đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh toàn trường
82
Căn cứ vào số điểm trung bình được khách thể khảo sát cho ý kiến, tác giả thấy rằng các yêu cầu để lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các Trường Tiểu học quận Bình Thủy là tốt. Điều này có ý nghĩa là khi các chủ thể quản lý lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần phát huy chức năng này.
2.4.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Cùng với số khách thể khảo sát, tác giả lấy ý kiến về mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học bao gồm 3 nhóm nội dung xếp theo mức độ đánh giá từ cao xuống thấp: “Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học” có điểm trung bình chung 3,28; “Công tác phối hợp với Tổ chức Đội trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp” có điểm trung bình 3,32 và “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp” điểm trung bình 3,15. Như vậy cả 3 nhóm nội dung thực hiện đều được xếp loại khá. Song nếu xem xét mỗi nhóm trong đó có từng nội dung được đánh giá giá là tốt, cụ thể đối với nhóm 1 có hai nội dung “Đối với môn Đạo đức, giúp học sinh bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực” (3,43) và“Đối với môn Tiếng Việt, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp lứa tuổi” (3,32); Nhóm 2 có 2 nội dung “Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi lao động, sinh hoạt tập thể” (3,35) và “Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi ngoài giờ lên lớp” (3,30) và nhóm 3 có 2 nội dung “Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội” (3,42) và “Kiểm tra công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội” (3,30).
83
Bảng 2.16. Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
STT
Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Kết quả tổ chức thực hiện (N=74) trung Điểm bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
1. Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học
1.1
Đối với môn Tiếng Việt, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp lứa tuổi
32 34 8 0 3,32 2
1.2 bước đầu biết sống và ứng xử phù Đối với môn Đạo đức, giúp học sinh
hợp với các chuẩn mực 36 34 4 0 3,43 1
1.3
Đối với các môn khoa học Tự nhiên và Xã hội lớp 4 và 5, giúp học sinh
hình thành các kỹ năng sống cụ thể 24 34 14 2 3,08 3
Điểm trung bình chung 3,28
2. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp
2.1 cho học sinh vào các buổi sinh hoạt lớp Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống 24 33 13 4 3,04 3
2.2 cho học sinh vào các buổi lao động, Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống
sinh hoạt tập thể 31 38 5 0 3,35 1
2.3
Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi sinh hoạt
dưới cờ 22 31 14 7 2,92 4
2.4 cho học sinh vào các buổi ngoài giờ Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lên lớp
31 34 9 0 3,30 2
Điểm trung bình chung 3,15
3. Công tác phối hợp với Tổ chức Đội trong hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcủa giáo viên
chủ nhiệm lớp
3.1
Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về công tác phối hợp của giáo viên
chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội 36 33 5 0 3,42 1
84 hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội
3.3 Chỉ đạo công tác phối hợp của giáo
viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội 24 34 14 2 3,08 4
3.4 viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội Kiểm tra công tác phối hợp của giáo 31 34 9 0 3,30 2
Điểm trung bình chung 3,32
Qua đây cho thấy, chủ thể quản lý khi tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh quận Bình Thủy cần quan tâm:
- Phải huy hơn nữa việc kết hợp môn hoc Đạo đức vào giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi lao động, sinh hoạt tập thể và Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội;
- Cần khắc phục đối với các vấn đề: Quan tâm kết hợp các môn khoa học Tự nhiên và Xã hội lớp 4 và 5, giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống cụ thể; Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ tiếp tục giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và làm tốt hơn công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội.
2.4.3.3. Thực trạng chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tác giả khảo sát 6 nội dung ở bảng 2.17 với 74 khách thể kết quả như sau:
Có 3 nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có điểm trung bình đều lớn hơn 3,25 (theo quy ước) xếp mức độ thực hiện đạt loại tốt: “Động viên, khuyến khích mọi thành viên nhận thức trách nhiệm” (3,51), “Động viên và sử dụng giáo viên tâm huyết, thương yêu học sinh, có kinh nghiệm và tri thức về kỹ năng sống” (3,42) và “Huy động các nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả” (3,38). Đồng thồi cũng có 3 nội dung đạt mức thực hiện loại
85
khá, trong đó thấp nhất là nội dung “Hướng dẫn mọi thành viên tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” (2,92).
Căn cứ vào kết quả trên đây, giúp chủ thể quản lý khi chỉ đạo thực hiện kế hoạt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần phát huy và khắc phục các nội dung vừa nêu ra đây.
Bảng 2.17. Kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học
S T T
Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh
Kết quả chỉ đạo (N=74) trung Điểm bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
1 Động viên, khuyến khích mọi thành
viên nhận thức trách nhiệm 38 36 0 0 3,51 1
2
Hướng dẫn mọi thành viên tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
22 31 14 7 2,92 6
3
Phát huy tinh thần trách nhiệm và xây dựng mối quan hệ đồng thuận giữa mọi thành viên
24 34 14 2 3,08 5
4
Huy động các nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả
33 36 5 0 3,38 3
5
Động viên và sử dụng giáo viên tâm huyết, thương yêu học sinh, có kinh nghiệm và tri thức về kỹ năng sống
35 35 4 0 3,42 2
6
Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường phấn đấu là tấm gương sáng tận tâm, tự học
28 30 16 0 3,16 4
86
2.4.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kết quả khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy ở bảng 2.18 cho thấy cả 4 nội dung đều có điểm trung bình nhỏ hơn 3,25 (điểm trung bình chung là 2,88).
Bảng 2.18. Kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
STT
Nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh
Kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
(N= 74) Điểm trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1
Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
24 33 13 4 3,04 1
2
Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá
17 23 25 9 2,65 4
3
Kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua kết quả rèn luyện của học sinh
22 31 14 7 2,92 2
4
Đảm bảo nguyên tắc: tính xác thực, tính minh bạch, tính công bằng, đảm bảo độ tin cậy và nhất quán
25 25 15 9 2,89 3
Điểm trung bình chung 2,88
Điều này biểu đạt nhìn chung công tác kiểm tra, đánh giá đạt mức độ loại khá. Cho nên trong khi xây dựng các biện pháp chủ thể quản lý cần quan
87
tâm hơn về chức năng này, đặc biệt chú trọng nội dung “Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá” và “Đảm bảo nguyên tắc: tính xác thực, tính minh bạch, tính công bằng, đảm bảo độ tin cậy và nhất quán”.
2.4.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Bảng 2.19. Kết quả quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
STT
Nội dung quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kết quả quản lý (N=74) Điểm
trung bình Xếp hạng Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1
Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
22 31 14 7 2,92 4
2
Xây dựng danh mục thiết bị dạy học và phòng học đạt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
33 36 5 0 3,38 1
3
Lập nội quy quy định việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
29 23 17 5 3,02 3
4
Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách thiết bị dạy học, phối hợp với tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đạt kết quả và hiệu quả.
28 30 16 0 3,16 2
Điểm trung bình chung 3,12
Kết quả khảo sát việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy ở bảng 2.19 cho thấy cả 4 nội dung quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
88
trong đó có nội dung “Xây dựng danh mục thiết bị dạy học và phòng học đạt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định” có điểm trung bình 3,38 > 3,25 (theo quy ước) được xếp mức độ thực hiện đạt tốt; còn 3 nội dung còn lại đều có điểm trung bình nhỏ hơn 3,25 nên chỉ xếp mức độ thực hiện đạt khá.
Kết quả này cho thấy chủ thể quản lý cần phát huy nội dung “Xây dựng danh mục thiết bị dạy học và phòng học đạt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định” và đồng thời quan tâm hơn nữa đến 3 nội dung: “Lập nội quy quy định việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học”, “Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” và “Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách thiết bị dạy học, phối hợp với tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đạt kết quả và hiệu quả”.
2.5. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC