9. Cấu trúc của luận văn
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TIỂU HOC QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.6.1. Mặt mạnh
-Về thực hiện vai trò hiệu trưởng đối với công tác quản lý
Kết quả cho thấy Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Bình Thủy quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có kết quả chung là khá, cụ thể đã “Xây dựng đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống có đủ phẩm chất và năng lực” và quan tân đến việc “Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” ở các cơ sở giáo dục.
-Về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội đối với mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy.
90
Kết quả chung đối với mục tiêu quản lý được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội đánh giá đạt mức độ nhận thức là đầy đủ, không có nội dung nào được khảo sát đạt nhận thức sâu sắc. Mặc dù kết quả chưa cao nhưng trong số đó được cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội quan tâm như “Có thái độ đúng, biết điều chỉnh hành vi, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng” và “Giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi”.
- Về bốn chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu hoc quận Bình Thủy kết quả như sau:
+ Đối với chức năng lập kế hoạch, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội đánh giá cao mức độ thực hiện 5 nhóm yêu cầu: Cơ sở xây dựng kế hoạch; Nội dung kế hoạch; Tiến trình thực hiện kế hoạch; Thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch; Ban hành kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Trong đó các yêu cầu được đánh giá cao gồm: điều kiện thực tế của nhà trường, các mục tiêu, chỉ tiêu, xác định các bước đi cụ thể tương ứng với những khoảng thời gian nhất định..., trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, tổ chuyên môn và của giáo viên trong nhà trường và lãnh đạo nhà trường quyết định và phổ biến đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh toàn trường.
+ Đối với chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học Bình Thủy, các khách thể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện 3 nhóm nội dung tổ chức thực hiện đều đạt loại khá, gồm: “Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học”, “Công tác phối hợp với Tổ chức Đội trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp” và “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp”. Trong đó, một số nội dung được quan tâm nhiều gồm: “Đối với môn Đạo đức, giúp học sinh bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực” và “Đối
91
với môn Tiếng Việt, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp lứa tuổi”; Nội dung “Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi lao động, sinh hoạt tập thể” và “Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi ngoài giờ lên lớp”; Nội dung “Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội” và “Kiểm tra công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội”.
+ Đối với chức năng chỉ đạo: Trong số 6 nội dung chỉ đạo đã có 3 nội dung xếp mức độ thực hiện đạt loại tốt, như “Động viên, khuyến khích mọi thành viên nhận thức trách nhiệm”, “Động viên và sử dụng giáo viên tâm huyết, thương yêu học sinh, có kinh nghiệm và tri thức về kỹ năng sống” và “Huy động các nguồn lực nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả”. Theo kết quả này, các chủ thể quản lý cần tiếp tục quan tâm khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Đối với chức năng kiểm tra, đánh giá: Thực tế khảo sát cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy chỉ đạt mức độ loại khá. Qua đây cho thấy chức năng này cần được quan tâm nhiều hơn.
-Về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở quận Bình Thủy.
Theo kết quả khảo sát, 4 nội dung quản lý được thực hiện khá tốt.
- Về thực trạng sự tác động của các yếu tố đối với quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Kết quả khảo sát cho thấy có 2 yếu tố ảnh hướng sâu sắc đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, đó là “Giáo viên chủ nhiệm và tổng phục trách Đội” và “Bản thân học sinh”. Điều khá sát với thực tiễn hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng.
92
2.6.2. Mặt yếu
Song song những mặt mạnh như đã trình bày trên đây, quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn bộc lộ các mặt yếu và bất cập như sau:
-Về thực hiện vai trò hiệu trưởng đối với công tác quản lý
Có hai hạn chế khi hiệu trưởng thực hiện vai trò của mình trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được khách thể khách sát phản ánh thiếu “Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với đối tượng” và “Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục, tổ chức và điều hành các nguồn lực... nhằm thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
-Về mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy
Đánh giá chung của cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội cho rằng không có nội dung nào được khảo sát đạt mức độ nhận thức là sâu sắc. Theo cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách Đội có 2 mục tiêu quản lý phản ánh nhận thức còn hạn chế, nhiều ý kiến cho biết nhận thức dựng lại ở mức thông hiểu và nhận biết, như: “Hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý - xã hội” và “Làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả”.
- Về bốn chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy còn hạn chế như sau:
+ Đối với chức năng lập kế hoạch cơ bản đạt yêu cầu.
+ Đối với chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy, có một số một dung bộc lộ hạn chế như: “Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các buổi sinh hoạt dưới cờ” và “Chỉ đạo công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổ chức Đội”.
93
+ Đối với chức năng chỉ đạo: Trong số 6 nội dung chỉ đạo đã có 3 nội dung cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa, như: “Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường phấn đấu là tấm gương sáng tận tâm, tự học”, “Phát huy tinh thần trách nhiệm và xây dựng mối quan hệ đồng thuận giữa mọi thành viên” và “Hướng dẫn mọi thành viên tích cực hoàn thành mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”.
+ Đối với chức năng kiểm tra, đánh giá: Bốn nội dung kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy được đánh giá mức thực hiện loại khá và cả 4 nội dung, theo các khách thể khảo sát đều phản ánh mức thực hiện loại trung bình và kém (chiếm tỉ trọng nhất định). Qua đây chủ thể quản lý cho trọng nhiều hơn đối với nội dung: “Đảm bảo nguyên tắc: tính xác thực, tính minh bạch, tính công bằng, đảm bảo độ tin cậy và nhất quán” và “Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá”.
- Về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, theo kết quả khảo sát cho thấy có hiện tượng mức độ quản lý chưa đạt kết quả và hiệu quả cao, chẳng hạn: “Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” và “Lập nội quy quy định việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học”.
- Về thực trạng sự tác động của các yếu tố đối với quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần khắc phục hai hạn chế: “Điều kiện môi trường nhà trường” và “Gia đình học sinh”.
2.6.3. Nguyên nhân
2.6.3.1. Nguyên nhân của mặt mạnh
- Các cấp quản lý giáo dục nhận thức đầy đủ về mục tiêu hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung;
94
- Lãnh đạo các trường tiểu học thực hiện tốt vai trò chủ thể quản lý nhà trường và thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ;
- Cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội cũng như các lực lượng giáo dục ý thức trách nhiệm về giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
2.6.3.2. Nguyên nhân của mặt yếu
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế kết quả giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Song từ những hạn chế nêu trên, nguyên nhân trước hết thuộc về chủ thể quản lý, kế đến là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội ở các cơ sở giáo dục và sau cùng là các lực lượng giáo dục.
Tiểu kết chương 2
Về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Kết quả số liệu khảo sát chỉ ra nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội là đầy đủ và sâu sắc; mức độ thực hiện hoạt động các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được đánh giá loại khá và tốt. Đây cũng là mặt tích cực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Tuy nhiên, còn có một số hạn chế yếu kém về nhận thức ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong quá trình thực hiện nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học còn bộc lộ hạn chế cần có biện pháp khắc phục.
95
Về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy
Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Bình Thủythực hiện vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có kết quả chung là khá; Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội đối với mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủylà đầy đủ; Bốn chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mức độ thực hiện nhìn chung đạt từ loại khá và tốt; Về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống là khá tốt; Bốn yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thủysát với thực tế các trường tại địa phương.
Tuy nhiên, còn không ít hiệu trưởng chưa làm tốt vai trò quản lý, một số cán bộ quản lý nói chung, giáo viên và tổng phụ trách Đội cần nâng cao nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, một số chứ năng quản lý cũng cần quan tâm hơn nữa và chú trọng xây dựng “Điều kiện môi trường nhà trường” và “Gia đình học sinh”.
Tóm lại, nội dung chương 2 cơ bản giúp tác giả có đầy đủ luận chứng đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh quận Bình Thủy đảm bảo tính khoa học, khách quan; từ đó đề xuất các biện pháp vừa khắc phục hạn chế, yếu kém vừa phát huy mặt mạnh trong quá trình quản lý sẽ được trình bày tiếp theo tại chương 3 của luận văn.
96
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THỦY,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục tiểu học
Nhiệm vụ của nhà trường, của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cho học sinh có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo tinh thần của các Nghị quyết của Đảng. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, sự hình thành các kỹ năng sống là quá trình học sinh lĩnh hội nội dung của những quan hệ xã hội, chứa đựng những giá trị, những chuẩn mực do xã hội quy định thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, thông qua các hoạt động giao lưu với cộng đồng, với xã hội. Chính vì vậy, việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường phải thực hiện theo mục tiêu của giáo dục, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học
Quá trình giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên các mặt:
- Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết về tri thức, về các chuẩn mực hành vi, tư tưởng chính trị, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội;
- Hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin trong sáng đối với bản thân, mọi người, lối sống lành mạnh phù hợp yêu cầu xã hội;
97
- Rèn luyện để mỗi học sinh thực hiện tốt những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.
Để đảm bảo nguyên tắc này, các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống phải thực hiện đồng bộ ở các yếu tố, các khâu của quá trình giáo dục kỹ năng sống, đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Có như vậy thì mới tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách trọn vẹn, đạt hiệu quả, đào tạo những con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Theo quan điểm đổi mới giáo dục, trong đó cả lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt cán bộ tổng phụ trách Đội và học sinh đều là chủ thể của quá trình hoạt động. Các biện pháp phải phát huy vai trò của tổng thể các đối tượng trên, phát huy được tính chủ động, tích cục, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Học sinh giữ