9. Cấu trúc của luận văn
3.5.5. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp quản lý
Các biện pháp Sự cần thiết (N=134) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Điểm trung bình Xếp hạng
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 79 44 7 4 3,35 2
% 59,0 32,8 5,2 3,0
2. Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Số
lượng 72 47 10 5 3,39 1
% 53,7 35,1 7,5 3,7
3. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 58 38 28 10 3,07 6
% 43,3 28,4 20,8 7,5
4. Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 73 40 14 7 3,34 3
% 54,5 29,9 10,4 5,2
5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 63 46 20 5 3,25 4
% 47,0 34,4 14,9 3,7
6.Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 48 61 17 8 3,11 5
% 35,8 45,5 12,7 6,0
133
Kết quả khảo sát cho thấy sáu biện pháp đề xuất được đánh giá cao về mức độ cần thiết với điểm trung bình chung là 3,25. Điều này chứng tỏ là các biện pháp đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.của các Trường Tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Bốn biện pháp có tỉ lệ đánh giá sự cần thiết cao nhất là biện pháp 1, 2, 4 và 5 có điểm trung bình dao động từ là 3,25 đến 3,39. Các biện pháp này tập trung vào nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hai biện pháp có tỉ lệ đánh giá thấp nhất về sự cần thiết và rất cần thiết là biện pháp 6 và 3. Tuy nhiên điểm trung bình của hai biện pháp này dao động từ 3, 07 đến 3,11 chứng tỏ các biện pháp này cũng được ghi nhận là cần thiết.
Như vậy, các khách thể khảo sát đều thống nhất đánh giá cao sự cần thiết và rất cần thiết của các biện pháp đề xuất.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý
Các biện pháp Tính khả thi (N= 134) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Điểm trung bình Xếp hạng
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 73 45 11 5 3,39 2
% 54,5 33,6 8,2 3,7
2. Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Số
lượng 76 48 6 4 3,51 1
134
3. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 66 41 19 8 3,31 4
% 49,2 30,6 14,2 6,0
4. Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 69 42 16 7 3,30 3
% 51,5 31,4 11,9 5,2
6.Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 61 44 19 10 3,16 6
% 45,5 32,8 14,2 7,5
6.Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Số
lượng 53 47 23 11 3,23 5
% 39,6 35,1 17,2 8,1
Điểm trung bình chung 3,32
Kết quả khảo sát cho thấy sáu biện pháp đề xuất được đánh giá cao về mức độ khả thi, điểm trung bình chung là 3,32. Điều này chứng tỏ là các biện pháp đề xuất là rất khả thi trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Ba biện pháp được đánh giá có tính khả thi và rất khả thi cao nhất là biện pháp 2, 1 và 4 điểm trung bình dao động từ 3,30 đến 3,51. Trong đó biện pháp “Chú trọng xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” được ghi nhận là rất khả thi.
Hai biện pháp được đánh giá có tính khả thi và rất khả thi thấp nhất là biện pháp 5 và 6, điểm trung bình lần lượt là 3,16 và 3,23. Tuy nhiên, theo kết
135
quả điểm trung bình đánh giá của khách thể khảo sát biểu đạt tất cả 6 biện pháp đạt trên 90% là khả thi và rất khả thi.
Tóm lại, căn cứ kết quả số liệu khảo sát từ hai bảng trên đây, 6 biện pháp của đề tài đề xuất đạt yêu cầu là cần thiết và khả thi.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý như sau:
1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
4.Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
5.Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
6.Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Các biện pháp đề xuất đã được tiến hành khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi. Thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tiểu học nói riêng và học sinh phổ thông của quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nói chung.
136
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN
1.1. Về cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra; hoạt động giáo dục kỹ năng sống gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em trải nghiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác.
Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luân về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài như: kỹ năng và kỹ năng sống, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, ý nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Kết quả nghiên cứu lý luận có thể rút ra kết luận: Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề giáo dục nói chung và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đã được thế giới và Việt Nam quan tâm và có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, ứng dụng. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là hình thành năng lực tâm lý - xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
137
nói chung đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Điều đó được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết, các văn bản luật, văn bản pháp quy và qua các kênh thông tin truyền thông...
Trên cơ sở tường minh hóa những vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tác giả xây dựng được khung lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng và định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của các Trường Tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
1.2.Về cơ sở thực tiễn
Từ khung lý luận, luận văn đã tiến hành thu thập số liệu để qua đó: Tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của các Trường Tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ; Xác định rõ kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân đã cho thấy hoạt động giáo dục kỹ năng sống và công tác quản lý hoạt động này ở các trường Tiểu học quận Bình Thủy có nhiều chuyển biên tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác này, các Trường Tiểu học quận Bình Thủy còn bộc lộ hạn chế chậm khắc phục:
-Chưa xác định và triển khai thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường;
-Chưa hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học;
-Chưa kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
-Cần có cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt kết quả theo yêu cầu.
138
1.3. Về biện pháp đề xuất
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học của các Trường Tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đó là:
1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3.Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
4.Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
5.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
6.Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên. Kết quả khảo nghiệm đã phản ảnh được ý nghĩa về sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong Luận văn.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp học của quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trong tình hình mới;
- Nhân điển hình các cơ sở giáo dục làm tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để các trường trong quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ học tập;
139
- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp huyện tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và có các chế độ khen thưởng, công nhận đóng góp của họ trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với cán bộ quản lý và giáo viên.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân các phường của quận Bình Thủy
- Chính quyền địa phương cần kiểm soát chặt chẽ các tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn xung quanh khu vực nhà trường; phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài trường học;
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
- Tăng cường kiểm tra kế hoạch và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học.
2.3. Đối với các trường và cán bộ quản lý, giáo viên của quận Bình Thủy
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo năm, học kỳ, tháng, tuần và tổ chức thực hiện tốt các loại kế hoạch này;
- Hàng năm nên tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm chia sẻ kinh nghiệm;
- Phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường, huy động mọi nguồn lực để tích cực hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
- Thường xuyên đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với điều kiện địa phương và đối tượng học sinh; - Thường xuyên tạo điều kiện, khuyến khích, động viên những tập thể và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
- Đề nghị quý thầy cô giáo luôn có ý thức bồi dưỡng kỹ năng sống tích cực và phát huy thái độ, hành vi mẫu mực để học sinh học tập.
140
2.4. Đối với cha mẹ học sinh
- Cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng;
- Thường xuyên liên hệ với nhà trường, đặc biệt là các thầy cô giáo dạy lớp để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình;
- Có trách nhiệm xây dựng môi trường lành mạnh, góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho các em.
141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, (1998), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trường CBQL GD- ĐT I, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình, (2007), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Bình, (2007), Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm,
Tạp chí Giáo dục, 203 (Tr 18,19)
6. Nguyễn Thanh Bình, (2008), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại