9. Cấu trúc của luận văn
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Cơ chế, chính sách: đây là những căn cứ, là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và triển khai các hoạt động trong trường tiểu học, đó là các văn bản
51
của Đảng, của Ngành Giáo dục liên quan đến giáo dục kỹ năng sống như: Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009; chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ; phân phối chương trình hiện hành cho giáo dục kỹ năng sống của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn nhiệm vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nguồn lực bên ngoài nhà trường: giáo dục kỹ năng sống rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn thể nhà trường, nguồn kinh phí cơ bản cho hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đáp ứng việc tổ chức các hoạt động đạt mục tiêu đề ra.
Vị trí đị lý nơi trường đóng: Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc khá lớn vào vị trí trường đang đóng.
Môi trường sống của học sinh có tác động không nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Gia đình: đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động của học sinh, nhiều học sinh không tham gia được các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường do gia đình không tạo điều kiện cho các em tham dự. Vì đa số các em học sinh tiểu học được phụ huynh đưa rước, phụ thuộc vào thời gian của cha mẹ.
Xã hội: Có tác động lớn đến việc tổ chức các hoạt động, một địa phương có tiềm năng về kinh tế, có môi trường văn hóa lành mạnh, có trình độ dân trí cao, có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phong phú sẽ là môi trường tốt, có tính giáo dục cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động, là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách ưu tiên của địa phương cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí giúp nhà trường xây dựng các chế độ ưu đãi, động
52
viên, khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Chương trình giáo dục tiểu học: Theo khoản 1, Điều 29, Luật Giáo dục năm 2005: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thì mục tiêu về giáo dục kỹ năng sống phải được đặt ra trong chương trình giáo dục tiểu học. Do đó, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phải được hoạch định; các hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được xác định cụ thể. Các yếu tố nêu trên phải được mô tả trong văn bản chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và trở thành một nội dung của chương trình giáo dục tiểu học.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (la main à la pâte), là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
53
Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Năng lực quản lý của hiệu trưởng: Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và giáo dục kỹ năng sống nói riêng; là người quyết định, xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp cụ thể, tổ chức thực hiện mọi hoạt động, lập dự toán kinh phí cũng như phối hợp mọi nguồn lực cho từng hoạt động của nhà trường.
Giáo viên: là những người đã qua trường lớp sư phạm đào tạo để giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội … Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng đường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 35 phút, vì vậy để tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội. Như vậy vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đặc biệt quan trọng, là người gần gũi nhất với các em học sinh tiểu học, thầy cô như người mẹ thứ hai của các em khi ở trường. Học sinh tiểu học tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm suốt cả ngày học tậ. Do đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chính là những người bạn tâm
54
tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đội. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm lớp phát huy các phương pháp giáo dục truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phương pháp tích cực.
Trong nhà trường người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo. Với vai trò đó giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, với hội Cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai. Người giáo viên chủ nhiệm lớp là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường: là nơi đoàn kết, tập hợp nhi đồng tham gia các hoạt động tập thể, Đội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống, sức khỏe, môi trường. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trước từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh còn tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng cụ thể, thiết thực. Các phong trào hành động cách mạng của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là nơi để tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng giá trị
55
sống vững chắc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự bảo vệ… khơi dậy làm nền tảng trong nhi đồng những cơ sở hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự hy sinh gian khổ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của người thanh niên với cộng đồng xã hội.
Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động cách mạng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thực sự là nơi để học sinh rèn luyện, nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng.
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương 1 tác giả phác họa tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, bao gồm khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; về lý luận giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, gồm: đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, ý nghĩa và mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; đặc biệt tác giả phân tích sâu sắc nội dung “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”, ở đây tác giả tường minh hóa vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học và cuối chương tác giả trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
56
Như vậy chương 1 đã xây dựng được khung lý thuyết cho đề tài, đảm bảo các yêu cầu định hướng tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ sẽ trình bày tiếp theo ở Chương 2, qua đó có được cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý đảm bảo tính khoa học, khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học quận Bình Thủy trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
57
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THỦY,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Quận Bình Thủy là một trong những quận trung tâm của thành phố Cần Thơ Địa bàn quận trãi dài bên bờ sông Hậu. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp huyện Phong Điền, phía Nam giáp quận Ninh Kiều và phía Bắc giáp quận Ô Môn. Diện tích: 70,68 km2. Dân số: 125.739 người.
Về hành chánh, quận bao gồm 08 phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Long Hòa, Long Tuyền, Thới An Đông, Trà An và Trà Nóc.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Tính đến cuối tháng 9/2018, điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của quận Bình Thủy thời gian qua là hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ có nhiều khởi sắc và đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Số lượng cơ sở sản xuất do quận quản lý là 761 cơ sở (tăng 44 cơ sở) với tổng vốn điều lệ là 2.808,5 tỷ đồng, thu hút 23.573 lao động. Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình. Còn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản cũng có sự phát triển vượt bậc với diện tích lúa thu hoạch từ đầu năm đến nay là 1.925,3 ha, đạt tổng sản lượng 11.222 tấn; thủy sản thả nuôi được 101 ha các loại với sản lượng 7.645 tấn. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của quận Bình Thủy cũng có nhiều điểm sáng tích cực. Chất lượng y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao và
58
phát triển toàn diện. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức chu đáo, đạt yêu cầu về nội dung, hình thức, tạo sinh khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân.
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
2.1.3.1. Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý Bảng 2.1. Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý
quận Bình Thủy năm học 2017 - 2018
Trường/Trung tâm Số lượng Quy mô
học sinh Đội ngũ Giáo viên, nhân viên Cán bộ quản lý Mầm non 24 6.391 217 48 Tiểu học 13 9.897 451 31 Trung học cơ sở 6 6.443 359 15 Trung học phổ thông 2 2.779 172 7
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên
1 248 18 3
Tổng số 32 22.758 1.217 104
Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy
Trong những năm qua, ngành giáo dục quận Bình Thủy nghiêm túc quán triệt nội dung Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ, Ngành trung ương về việc thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện gáo dục và đào tạo; triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị. Tổ chức công tác tự đánh giá, tiến tới đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non,
59
phổ thông. Triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay được quan tâm. Đến thời điểm hiện nay tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: đạt chuẩn là 988/988, tỷ lệ 100%, trên chuẩn 838/988, tỷ lệ 84,81%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được sắp xếp hợp lý theo tinh thần Thông tư liên tịch số 35/2006/ TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở phổ thông công lập và Thông tư liên tịch số