Nghĩa và sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO

1.3.3. nghĩa và sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho học

học sinh tiểu học

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và toàn diện của quá trình sư phạm ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng: là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao được tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người mới phát triển toàn diện.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vài trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kỹ năng sống cơ bản của học sinh theo mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Mặt khác, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thực là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường tiểu học. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cùng với hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình sư phạm gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. Tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học sẽ gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống với những hình thức đa dạng do học sinh tự quản lý và điều khiển có vị trí rất quan trọng đối với học sinh lứa tuổi này. Đây là hoạt động không thể thiếu, có tác dụng thiết thực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách các em.

Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng được nhà nước ta quan tâm và được phản ánh qua các văn bản pháp luật

33

như: Luật Giáo dục năm 2005; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004; các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo như Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT; Chỉ thị số 71/2008/CT- BGDĐT hay kế hoạch số 453/KH-BGDĐT về các vấn đề giáo dục kỹ năng sống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)