9. Cấu trúc của luận văn
1.3. LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO
1.3.6. Phương pháp giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học
1.3.6.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: Tạo ra sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với nhau và tăng cường sự tham gia của học sinh trong học tập và thực hành kỹ năng;
- Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: Dựa vào kinh nghiệm sống thực tế của học sinh và đáp ứng nhu cầu củahọc sinh;
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động để xây dựng và thay đổi hành vi.
1.3.6.2. Các phương pháp dạy học
- Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho người học trong một khoảng thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Phương pháp động não được dùng đầu tiên để tìm hiểu về vấn đề tình huống đặt ra, giúp người học hiểu biết về những điều làm cơ sở cho việc hình thành thái độ kỹ năng có liên quan đến vấn đề cần học;
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh một vấn đề hay loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể thực hiện trên thiết bị nghe nhìn mà không phải dạng chữ
38
viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. Đây cũng là một trong những phương pháp đầu tiên dùng để tìm hiểu về vấn đề được đặt ra. Nhằm đưa ra các cách giải quyết một vấn đề;
- Phương pháp trò chơi: Là cách thức tổ chức cho người học tiến hành một trò chơi nào đó để tìm hiểu một vấn đề hoặc được bày tỏ thái độ hay hành vi, việc làm phù hợp trong một tình huống cụ thể. Thông qua trò chơi người chơi sẽ thể hiện được thái độ của bản thân dần hình thành niềm tin và tạo nên các hành vi tích cực trong cuộc sống. Thông qua trò chơi học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định…;
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thực chất của phương pháp này là để học sinh cùng tham gia trao đổi về một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng một cách rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho người học có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung cần học. Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng giảm bớt phần chủ quan của học sinh làm tăng tính khoa học; hiểu biết của học sinh sẽ sâu sắc và bền vững hơn; học sinh trở nên thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình;
- Phương pháp đóng vai (thực hành): Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp người học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà học sinh quan sát được. Việc “diễn” không phải phần chính của phương pháp này, mà điều quan trọng hơn cả là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
39