9. Cấu trúc của luận văn
2.2. GIỚI THIỆU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát
Các cơ sở giáo dục được lựa chọn nghiên cứu ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bao gồm có 06/16 trường tiểu học. Các trường được lựa chọn thuộc các địa bàn dân cư có đặc điểm khác nhau. Trong khi phường An Thới, phường Bình Thủy tập trung chủ yếu là con em của những gia đình khá giả, có điều kiện kinh tế, dân cư ổn định thì phường Long Hòa, phường Trà Nóc lại có mật độ dân số rất đông, có mức sống trung bình khá; còn phường Long Tuyền, phường Thới An Đông còn nhiều khó khăn, học sinh ở đây chủ yếu con em nông dân, kinh tế trung bình, mặt bằng dân trí không cao.
Ở mỗi một địa bàn, tác giả lựa chọn các trường có mức độ phát triển khác nhau để kết quả điều tra mang tính khách quan và phù hợp thực tiễn nhiều nhất.
Chúng tôi thực hiện phiếu điều tra trên tổng số: 14 cán bộ quản lý, 60 giáo viên ở các lớp khác nhau và tổng phụ trách các trường, có trình độ chuyên môn khác nhau, 60 cha mẹ học sinh. Ngoài ra còn khảo sát thêm 02 cán bộ quản lý ở phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thủy
Bảng 2.6. Danh sách trường tiểu học có khách thể được khảo sát
STT Trường Tiểu học (Đạt chuẩn Loại hình
quốc gia loại 1) Địa bàn
1 Bình Thủy X Phường Bình Thủy
2 An Thới 2 Phường An Thới
3 Long Tuyền 1 Phường Long Tuyền
4 Long Hòa 1 X Phường Long Hòa
5 Thới An Đông 2 X Phường Thới An Đông
64
2.2.2. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó xây dựng biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại địa phương.
2.2.3. Nội dung khảo sát
a. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
b. Thực trạng thực hiện nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
c. Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
d. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học:
-Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học;
-Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học;
-Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học;
-Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học;
-Quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
e. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
65
2.2.4. Phương pháp khảo sát, công cụ khảo sát
Để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, tác giả sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Có 06 trường tiểu học được lựa chọn để nghiên cứu. Bao gồm cả tiểu học thuộc các địa phương mặt bằng dân trí và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Khách thể khảo sát là cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách Đội đều được đạt chuẩn và trên chuẩn so với quy định về trình độ chuyên môn.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp khảo sát sau đây:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
Công cụ khảo sát là các bảng hỏi
2.2.5. Khách thể khảo sát
Giáo viên Cán bộ quản lý Tổng phụ trách
Đội Cha mẹ học sinh Cấp trường Cấp phòng 54 12 2 6 60 2.2.6. Xử lí kết quả khảo sát
Áp dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.
Xử lí số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thức bậc. Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:
66
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Chưa đạt Trung bình Khá Tốt
Không ý nghĩa Ít ý nghĩa Ý nghĩa Rất ý nghĩa Nhận biết Thông hiểu Thông hiểu đầy đủ Thông hiểu sâu sắc Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố: Điểm trung bình (của yếu tố) =
Trong đó: A, B, C và D lần lượt là số ý kiến chọn : Tốt, Khá, Trung bình và Yếu/Kém. N là tổng số người được hỏi.
Điểm trung bình lớn nhất là 4 Điểm trung bình nhỏ nhất là 1 Định khoảng là 0,75
Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:
- Từ 3,26 đến 4 : Tốt; - Từ 2,51 đến cận 3,25 : Khá;
- Từ 1,76 đến cận 2,50 : Trung bình; - Từ 1 đến cận 1,75 : Chưa đạt.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN BÌNH THỦY,