9. Cấu trúc của luận văn
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
Biện pháp quản lý là các hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Không có một biện pháp vạn năng mà phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp để thực hiện hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống phải là một hệ thống đa dạng, linh hoạt, được tiến hành đồng bộ.
Sáu biện pháp trên đây thuộc về yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý là nhà trường. Nhà trường đóng vai trò chủ đạo tiến hành các biện pháp trong quá trình thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do 6 biện pháp này có tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau, đan xen nhau nên thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện biện pháp kia. Vì vậy, hiệu quả quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ cao hơn nếu thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp này.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
131
Biện pháp 3: Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và bồi dưỡng năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Biện pháp 4: Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Tóm lại, 6 biện pháp do tác giả đề xuất có thể coi như hệ biện pháp quan hệ chặt chẽ bổ sung lẫn nhau; về hình thức các biện pháp theo thứ tự trước sau nhưng bản chất mỗi biện pháp là cái riêng trong cái chung nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các Trường Tiểu học quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.