Đánh giá chất lượng quản trị công tại các quốc gia châu Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 103 - 110)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.2.3. Đánh giá chất lượng quản trị công tại các quốc gia châu Á

Nghiên cứu đánh giá chất lượng quản trị công tại các quốc gia châu Á thông qua 3 nhân tố và các thành phần cấu thành 3 nhân tố đó. Cụ thể:

Nhân tố 1: bao gồm các biến quan sát VAWGI, GEWGI, RLWGI, RQWGI, CCWGI. Đặt tên cho nhân tố này là WGI, đại diện cho các biến quan sát: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), Hiệu quả của chính phủ (Government Effectiveness), Chất lượng các quy định (Regulatory Quality), Nhà nước pháp quyền (Rule of Law), Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) thuộc bộ chỉ số quản trị toàn cầu.

Nhân tố 2: bao gồm các biến quan sát VAICRG, GEICRG, RLICRG, RQICRG, CCICRG. Đặt tên cho nhân tố này là ICRG, đại diện cho các biến quan sát: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), Hiệu quả của chính phủ (Government Effectiveness), Chất lượng các quy định (Regulatory Quality), Nhà nước pháp quyền (Rule of Law), Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) thuộc bộ chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia.

Nhân tố 3: bao gồm biến quan sát là PVICRG, PVWGI. Đặt tên cho nhân tố này là PV, đại diện cho Ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and Absence of Violence).

Bảng 4.13. Đánh giá các nhân tố và các thành phần cấu thành các nhân tố đại diện chất lượng quản trị công

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trung bình nhân tố

CCICRG 0.3760 0.3682 0.3857 0.4050 0.4167 0.4186 0.4302 0.4264 0.4109 0.4128 0.4264 0.4264 0.4267 0.4100 0.4100 RLICRG 0.6434 0.6453 0.6473 0.6415 0.6415 0.6415 0.6337 0.6279 0.6260 0.6240 0.6163 0.6202 0.6198 0.6329 0.6329 RQICRG 0.7167 0.7336 0.7336 0.7315 0.7230 0.7178 0.7125 0.6765 0.6628 0.6670 0.6723 0.6723 0.6723 0.6994 0.6994 GEICRG 0.5291 0.5291 0.5320 0.5349 0.5436 0.5465 0.5465 0.5465 0.5465 0.5465 0.5465 0.5465 0.5465 0.5416 0.5416 VAICRG 0.5707 0.5969 0.5969 0.5930 0.5891 0.5921 0.5921 0.5833 0.5824 0.5833 0.5785 0.5804 0.5804 0.6701 0.5921 ICRG 0.5672 0.5746 0.5791 0.5812 0.5828 0.5833 0.5830 0.5721 0.5657 0.5667 0.5680 0.5692 0.5692 0.5908 0.5752 CCWGI 0.4000 0.3971 0.3975 0.3915 0.3932 0.3836 0.3807 0.3719 0.3999 0.4164 0.4303 0.4274 0.4274 0.4013 0.4013 RLWGI 0.4084 0.4123 0.4016 0.4061 0.4128 0.4098 0.4076 0.4040 0.4118 0.4159 0.4378 0.4372 0.4372 0.4156 0.4156 RQWGI 0.4196 0.4252 0.4283 0.4353 0.4388 0.4373 0.4351 0.4359 0.4414 0.4389 0.4460 0.4516 0.4516 0.4373 0.4373 GEWGI 0.4488 0.4450 0.4587 0.4607 0.4600 0.4607 0.4688 0.4660 0.4626 0.4648 0.4907 0.4880 0.4880 0.4664 0.4664 VAWGI 0.2979 0.2873 0.2718 0.2753 0.2782 0.2868 0.2846 0.2858 0.2889 0.2910 0.2900 0.2898 0.2898 0.4822 0.3000 WGI 0.3949 0.3934 0.3916 0.3938 0.3966 0.3956 0.3954 0.3927 0.4009 0.4054 0.4190 0.4188 0.4188 0.4405 0.4041 PVICRG 0.7343 0.7292 0.7171 0.7110 0.7142 0.7144 0.7024 0.6761 0.6720 0.6687 0.6622 0.6615 0.6615 0.6942 0.6942 PVWGI 0.3640 0.3747 0.3485 0.3551 0.3564 0.3582 0.3510 0.3500 0.3534 0.3616 0.3868 0.3714 0.3714 0.3822 0.3632 PV 0.5491 0.5519 0.5328 0.5331 0.5353 0.5363 0.5267 0.5131 0.5127 0.5152 0.5245 0.5164 0.5164 0.5382 0.5287

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu các bộ chỉ số WGI và ICRG của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 - 2017

Bảng 4.13 cho thấy nhân tố ICRG có giá trị trung bình trong giai đoạn 2004 - 2017 là 57,52%. Nhân tố này đại diện cho các biến quan sát: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VA), Hiệu quả của chính phủ (GE), Chất lượng các quy định (RQ), Nhà nước pháp quyền (RL), Kiểm soát tham nhũng (CC) thuộc bộ chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia.

Biểu đồ 4.1. Thống kê mô tả nhân tố ICRG

Nguồn: số liệu tính toán của tác giả từ bộ chỉ số ICRG của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 - 2017 Theo đó, tình hình kiểm soát tham nhũng (CCICRG) của các quốc gia châu Á được đánh giá ở mức thấp nhất với giá trị trung bình giai đoạn 2004 – 2017 là 41%. Mặc dù biểu đồ 4.1 cho thấy tình hình kiểm soát tham nhũng được đánh giá có xu hướng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2004 – 2017 tuy nhiên giá trị

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CCICRG 0.376 0.368 0.385 0.405 0.416 0.418 0.430 0.426 0.410 0.412 0.426 0.426 0.426 0.410 RLICRG 0.643 0.645 0.647 0.641 0.641 0.641 0.633 0.627 0.626 0.624 0.616 0.620 0.619 0.632 RQICRG 0.716 0.733 0.733 0.731 0.723 0.717 0.712 0.676 0.662 0.667 0.672 0.672 0.672 0.699 GEICRG 0.529 0.529 0.532 0.534 0.543 0.546 0.546 0.546 0.546 0.546 0.546 0.546 0.546 0.541 VAICRG 0.570 0.596 0.596 0.593 0.589 0.592 0.592 0.583 0.582 0.583 0.578 0.580 0.580 0.670 ICRG 0.567 0.574 0.579 0.581 0.582 0.583 0.583 0.572 0.565 0.566 0.568 0.569 0.569 0.590

0.0000 0.1000 0.2000 0.3000 0.4000 0.5000 0.6000 0.7000 0.8000

trung bình vẫn ở mức không cao so với các chỉ tiêu khác.

Hiệu quả của chính phủ (GEICRG) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 54,16%. Mặc dù được đánh giá ở mức thấp so với các chỉ tiêu khác nhưng biểu đồ 4.1 cho thấy hiểu quả của chính phủ có xu hướng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy nỗ lực nâng cao hiệu quả của chính phủ các quốc gia châu Á.

Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VAICRG) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 59,21%. Chỉ tiêu này được đánh giá cao hơn so với kiểm soát tham nhũng và hiệu quả của chính phủ. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng có xu hướng ổn định qua các năm. Điều này cho thấy tình hình dân chủ ở các quốc gia châu Á và trách nhiệm giải trình trước người dân của chính phủ các quốc gia này.

Nhà nước pháp quyền (RLICRG) thể hiện qua các quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật tập trung vào vai trò của Tòa án. Trước hết, đó là việc bảo vệ các quyền tự do của công dân để đảm bảo họ bình đẳng trước pháp luật, sau đó là giám sát pháp luật và việc điều hành của Chính phủ. Chỉ tiêu này của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 63,29%. Tuy nhiên, biểu đồ 4.1 cũng cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.

Chất lượng các quy định (RQICRG) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 69,94%. Mặc dù được đánh giá ở mức cao nhất trong các chỉ tiêu thành phần của nhân tố ICRG nhưng biểu đồ 4.1 cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cụ thể năm 2004, chỉ tiêu này được đánh giá là 71,67% nhưng đến năm 2017 chỉ tiêu này giảm xuống còn 69,93%.

Bảng 4.13 cho thấy nhân tố WGI có giá trị trung bình trong giai đoạn này là 40,41%. đại diện cho các biến quan sát: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), Hiệu quả của chính phủ (Government Effectiveness), Chất lượng các quy định (Regulatory Quality), Nhà nước pháp quyền (Rule of Law), Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) thuộc bộ chỉ số quản trị toàn cầu.

Biểu đồ 4.2. Thống kê mô tả nhân tố WGI

Nguồn: số liệu tính toán của tác giả từ bộ chỉ số WGI của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 - 2017 Theo đó, tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VAWGI) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 30,00%. Khác với kết quả khi phân tích chỉ số tiếng nói và trách nhiệm giải trình trong nhân tố ICRG, chỉ tiêu này được đánh giá thấp nhất. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng có xu hướng ổn định qua các năm.

Với nhân tố WGI, tình hình kiểm soát tham nhũng (CCWGI) của các quốc gia châu Á được đánh giá ở mức thấp thứ hai với giá trị trung bình giai đoạn 2004 – 2017 là 40,13%. Tuy nhiên, giống như trong nhân tố ICRG, biểu đồ 4.2 cũng cho thấy tình hình kiểm soát tham nhũng được đánh giá cải thiện qua các năm trong giai đoạn 2004 – 2017.

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CCWGI 0.400 0.397 0.397 0.391 0.393 0.383 0.380 0.371 0.399 0.416 0.430 0.427 0.427 0.401 RLWGI 0.408 0.412 0.401 0.406 0.412 0.409 0.407 0.404 0.411 0.415 0.437 0.437 0.437 0.415 RQWGI 0.419 0.425 0.428 0.435 0.438 0.437 0.435 0.435 0.441 0.438 0.446 0.451 0.451 0.437 GEWGI 0.448 0.445 0.458 0.460 0.460 0.460 0.468 0.466 0.462 0.464 0.490 0.488 0.488 0.466 VAWGI 0.297 0.287 0.271 0.275 0.278 0.286 0.284 0.285 0.288 0.291 0.290 0.289 0.289 0.482 WGI 0.394 0.393 0.391 0.393 0.396 0.395 0.395 0.392 0.400 0.405 0.419 0.418 0.418 0.440

0.0000 0.1000 0.2000 0.3000 0.4000 0.5000 0.6000

Chỉ tiêu nhà nước pháp quyền (RLWGI) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 41,56%. Tuy nhiên, biểu đồ 4.2 cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng cải thiện qua các năm.

Chất lượng các quy định (RQWGI) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 43,73%. Bên cạnh đó, biểu đồ 4.2 cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng cải thiện dần theo thời gian.

Hiệu quả của chính phủ (GEWGI) của các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 – 2017 có giá trị trung bình là 46,64%. Mặc dù được đánh giá ở mức cao nhất so với các chỉ tiêu khác nhưng biểu đồ 4.2 cũng cho thấy hiệu quả của chính phủ có xu hướng không ngừng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy nỗ lực nâng cao hiệu quả của chính phủ các quốc gia châu Á.

Như vậy, thực trạng phân tích các thành phần thuộc hai bộ chỉ số WGI và ICRG của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 – 2017 cho thấy có điểm khác nhau trong đánh giá các tiêu chí. Như vậy việc sử dụng đơn lẻ một trong hai bộ chỉ số trên để đo lường chất lượng quản trị công có thể dẫn đến những tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc kết hợp hai bộ chỉ số trên có thể cho ra được cỏi nhỡn rừ nột hơn về tỏc động của quản trị cụng đến tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, phân tích EFA cũng cho thấy các 5 trong 6 chỉ tiêu thuộc mỗi bộ chỉ số WGI hoặc ICRG của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 – 2017 cùng đo lường cho một nhân tố. Kết quả này phù hợp với đánh giá của các nghiên cứu của Martin & Petra (2011), Laura & Knack (2010), Siddiqui & Ahmed (2013).

Nhân tố cuối cùng là PV bao gồm biến quan sát là PVICRG, PVWGI. Nhân tố này đại diện cho Ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and Absence of Violence). Bảng 4.13 cho thấy nhân tố PV có giá trị trung bình trong giai đoạn 2004 - 2017 là 52,87%.

Biểu đồ 4.3. Thống kê mô tả nhân tố PV

Nguồn: số liệu tính toán của tác giả từ bộ chỉ số PV của 43 quốc gia châu Á giai đoạn 2004 - 2017 Biểu đồ 4.3 cho thấy chỉ số PVWGI có giá trị trung bình là 36,32%, mặc dù có xu hướng ổn định trong suốt giai đoạn 2004 – 2017 nhưng chỉ được đánh giá ở mức thấp. Chỉ số PVICRG mặc dù có giá trị trung bình giai đoạn 2004 – 2017 ở mức cao hơn là 69,42% tuy nhiờn chỉ số này lại cú xu hướng giảm rừ nột qua cỏc năm. Điều này cho thấy tình hình chính trị và xung đột ở các quốc gia châu Á khá phức tạp.

4.2.4. Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)