Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan

2.4.2. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế

Tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở các mức độ khác nhau. Đa phần các nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố đơn lẻ cấu thành quản trị công đến tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Burkhart & Lewis-Beck (1994) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian cho 131 quốc gia trong giai đoạn 1972-1989 nhằm tìm kiếm

bằng chứng về mối quan hệ giữa dân chủ và tăng trưởng kinh tế. Kết quả kiểm tra quan hệ nhân quả Granger chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế tạo ra dân chủ nhưng dân chủ không tạo ra phát triển kinh tế.

Cooper & Barro (1997) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia về các yếu tố quyết định tăng trưởng. Trong đó có hai chỉ số đại diện cho quản trị công là chỉ số dân chủ và chỉ số quy định pháp luật. Chỉ số dân chủ được sử dụng là chỉ số quyền lực chính trị được lấy từ “Freedom House”. Đây là các chỉ số đo lường phạm vi mà người dân có thể tham gia vào trong quá trình chính trị. Chỉ số quy định pháp luật được lấy từ Political Risk Services (PRS) và International Country Risk Guide (ICRG). Nghiên cứu kết luận rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả phi tuyến đi từ dân chủ đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, dân chủ làm tăng tốc độ tăng trưởng, nhưng khi tự do chính trị vượt quá một mức độ nhất định nào đó sẽ làm giảm tăng trưởng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số quy định pháp luật có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này trái ngược với kết luận của Burkhart & Lewis-Beck (1994) cho rằng dân chủ không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Campos & Nugent (1999) nhằm kiểm tra ảnh hưởng của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế của 29 quốc gia Mỹ Latinh và Đông Á trong giai đoạn 1972 – 1995. Các tác giả sử dụng GDP như biến phụ thuộc và xác định mức độ quy định của pháp luật và ổn định chính trị tác động lên biến số này. Họ cũng kết luận rằng, quy định của pháp luật và ổn định chính trị là cần thiết để đảm bảo hệ thống pháp lý trong sạch, vững mạnh và loại bỏ những trở ngại trong việc đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, nghiên cứu của Kaufmann & Kraay (2004) nhằm đánh giá tác động của chất lượng quản trị công đến thu nhập bình quân đầu người tại 175 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2000 – 2001. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ và tích cực giữa thu nhập bình quân đầu người và chất lượng quản trị công. Phân tích thực nghiệm của họ cho thấy rằng quản trị công tốt hơn có tác động

tích cực mạnh mẽ tạo ra thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Tuy nhiên lại tồn tại một mối quan hệ tiêu cực từ thu nhập bình quân đầu người đến quản trị công.

Nghiên cứu của Batra và cộng sự (2003) nhằm đánh giá tác động gián tiếp của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả hoạt động của các công ty trong nước. Tác giả đã sử dụng một tập hợp các dữ liệu doanh nghiệp dựa trên một cuộc khảo sát với hơn 10.000 công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng quản trị công có ý nghĩa đáng kể trong việc giải thích hiệu quả hoạt động của một công ty và hành vi đầu tư của họ. Phát hiện này tương đồng với phát hiện của Rivera-Batiz (2002), đã tìm thấy tác động tăng trưởng gián tiếp của một số biến quản trị công. Dựa trên dữ liệu của 119 nước đang phát triển cho giai đoạn 1970 - 1994, các tác giả ước lượng mô hình bao gồm tăng trưởng kinh tế, các quy định của pháp luật, dân chủ đại diện cho quản trị công, FDI và giáo dục. Kết quả từ giai đoạn thứ ba trong ước lượng của phương pháp bình phương tối thiểu (3SLS) cho thấy rằng các quy định của pháp luật tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc thu hút FDI và dân chủ tác động đến tăng trưởng thông qua khuyến khích giáo dục.

Trong những năm gần đây, một trong những yếu tố cấu thành quản trị công được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều khi xem xét tác động đến tăng trưởng kinh tế là tham nhũng. Nghiên cứu của Mauro (1995) đã lấy mẫu của 67 quốc gia khác nhau và phát hiện ra tồn tại một mối quan hệ gián tiếp giữa chỉ số tham nhũng và các chỉ số tăng trưởng kinh tế. Ahlin & Pang (2008) lấy mẫu của 71 quốc gia và tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ tham nhũng và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Mo (2001) sử dụng mẫu 46 quốc gia và kết luận rằng nếu tăng 1% mức độ tham nhũng thì dẫn đến sự sụt giảm 0,72% trong tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu của những tác giả khác lại cho kết quả trái ngược với những nghiên cứu trên. Xu và cộng sự (2000) đã lấy mẫu của 46 quốc gia và chỉ ra rằng khi tham nhũng gia tăng thì dẫn đến nền kinh tế bị suy giảm nhưng chỉ giới hạn trong một vài mô hình hồi quy. Tương tự như vậy, Méndez &

Sepúlveda (2006) cũng tiến hành nghiên cứu về chủ đề này, họ kết luận rằng tham nhũng ở mức thấp có lợi cho tăng trưởng kinh tế, nhưng tham nhũng ở quy mô lớn

sẽ gây hại cho nền kinh tế. Cuối cùng, Glaeser & Saks (2004) trong một nỗ lực để tìm hiểu mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ đã kết luận rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa hai biến này.

Bên cạnh tham nhũng, bất ổn chính trị cũng là một trong những yếu tố cấu thành quản trị công được các nhà nghiên cứu quan tâm. Zureiqat (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến là hoạt động kinh tế và bất ổn chính trị. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 20 năm của 5 quốc gia để nghiên cứu, ông đã kết luận rằng có mối tương quan âm giữa hai biến nói trên. Tương tự như vậy, Gyimah-Brempong &

Traynor (1999) tìm hiểu mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất ổn chính trị ở các nước đang phát triển thấp. Các phương pháp ước lượng được sử dụng để nghiên cứu các mối quan hệ trên tại các nước châu Phi cận Sahara. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và bất ổn chính trị.

Nhìn từ một góc độ khác, Kirmanoglu (2003) đã kiểm tra mối liên hệ giữa sự bất ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng kỹ thuật kiểm định quan hệ nhân quả Granger. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 14 trong số 19 quốc gia được khảo sát và sử dụng biến GDP bình quân đầu người và chỉ số tự do chính trị làm cốt lừi để nghiờn cứu. Kết quả nghiờn cứu cho thấy chỉ cú 2 trong số 14 quốc gia được nghiên cứu cho kết quả như mong muốn về tác động có ý nghĩa thống kê của hai biến số này, các quốc gia còn lại cho kết quả không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Thi (2016) về ảnh hưởng của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế được thực hiện với mẫu 31 quốc gia có thu nhập trung bình được phân loại bởi ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2005 – 2013. Bằng phương pháp ước lượng GMM hệ thống được đề xuất bởi Arellano & Bover (1995), Blundell & Bond (1998), kết quả nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của vốn, lao động, độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại 31 quốc gia này.

Nghiên cứu của Cường (2016) về tham nhũng, một trong những yếu tố cấu thành quản trị công, và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét ảnh hưởng của một trong các yếu tố cấu thành thể chế là tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại 46 quốc gia trong giai đoạn 2002 – 2014.

Trong nghiên cứu này tác giả đo lường tham nhũng thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được đề xuất bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Với các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng như: phương pháp tác động cố định (FE), phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), phương pháp bình phương tối thiểu 2 giai đoạn (2SLS), phương pháp mô ment tổng quát (GMM), kết quả nghiên cứu đã cho thấy tham nhũng đóng vai trò như một chất bôi trơn có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả này được lý giải là do tham nhũng giúp khu vực tư nhân tránh được các rào cản về mặt quản lý hành chính, thủ tục pháp lý rườm rà và sự đình trệ của bộ máy công chức.

Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy bằng chứng về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế. Chất lượng quản trị công gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 3: Quản trị công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á.

Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ xem xét tác động của các yếu tố đơn lẻ cấu thành quản trị công đến tăng trưởng kinh tế mà chưa xem xét một cách toàn diện các yếu tố cấu thành quản trị công. Trong luận án này, sau khi sử dụng phân tích EFA để xác định các nhân tố đại diện cho quản trị công, tác giả tiếp tục sử dụng các nhân tố đại diện này để xem xét tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.

2.4.3. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)