Kiểm định tính vững của các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 124 - 129)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.2.6. Kiểm định tính vững của các mô hình

Một vấn đề đặt ra đối với các phương pháp ước lượng là tính vững của mô hình. Điều này xuất phát từ việc hệ số hồi quy của các biến trong mô hình bị thay đổi giá trị khi số lượng biến giải thích trong mô hình thay đổi. Khi đó, các kết luận rút ra từ kết quả ước lượng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, sau khi ước lượng các mô hình tác giả tiếp tục sử dụng phân tích Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định lại các hệ số hồi quy nhằm đảm bảo tính vững của mô hình cũng như các kết luận được rút ra.

Cụ thể, BMA ước tính một số lượng lớn các mô hình và lấy giá trị trung bình sau của hệ số (tổng trọng số trên không gian mô hình), kết quả sẽ chính xác hơn và phù hợp hơn với các dự đoán lý thuyết. Các tham số vô điều kiện thu được từ BMA không phụ thuộc vào một mô hình cụ thể vì chúng là trung bình của các tham số có

điều kiện của tất cả các mô hình trong không gian mô hình. Điều này giúp tránh được sự sai lệch xuất phát từ việc lựa chọn một mô hình cụ thể.

Trước hết, tác giả kiểm định tính vững mô hình tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm R 3.5.2 Bảng 4.20 thể hiện các biến trong mô hình và các trị thống kê tương ứng.

Việc phân tích kết quả chỉ tập trung vào 3 cột đầu tiên của bảng số liệu. Cột thứ nhất PIP thể hiện tổng các xác suất mô hình hậu nghiệm của các mô hình có sự xuất hiện của biến giải thích tương ứng. Cột thứ hai Post mean thể hiện giá trị trung bình hậu nghiệm của hệ số hồi quy tất cả các mô hình (bao gồm cả các mô hình mà hệ số hồi quy này bằng 0). Cột thứ ba Post SD thể hiện độ lệch chuẩn hậu nghiệm của hệ số hồi quy.

Luận án thực hiện ước lượng 256 mô hình với số biến độc lập bình quân trong mỗi mô hình là 2.42. Kết quả ước lượng cho thấy:

Với biến chi tiêu công tổng thể g, giá trị trung bình hậu nghiệm của hệ số hồi quy tương ứng với biến chi tiêu công tổng thể là -0.1629. Bên cạnh đó, giá trị PIP tương ứng với biến chi tiêu công tổng thể là 0.9999 gần bằng 1 cho thấy chi tiêu công tổng thể xuất hiện trong tất cả các mô hình. Kết quả này khẳng định tác động tiêu cực của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.

Với biến bình phương của chi tiêu công tổng thể gsquare, giá trị trung bình hâu nghiệm của hệ số hồi quy tương ứng với biến này là 0.00001768 rất nhỏ. Thêm vào đó, giá trị PIP tương ứng là 0.0407, tức là biến gsquare chỉ xuất hiện 4.07%

trong các mô hình ước lượng. Kết quả này cho thấy khả năng tồn tại tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á là rất nhỏ.

Tiếp theo, tác giả tiếp tục kiểm định tính vững về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.21. Kết quả kiểm định tính vững tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm R 3.5.2

Luận án thực hiện ước lượng 256 mô hình với số biến độc lập bình quân trong mỗi mô hình là 3. Kết quả ước lượng cho thấy, biến tương tác gpv có giá trị PIP là 98.66% với giá trị trung bình hậu nghiệm của hệ số hồi quy là 0.23. Biến tương tác gwgi có giá trị PIP là 33.59% với giá trị trung bình hậu nghiệm của hệ số hồi quy là 0.034. Biến tương tác gicrg có giá trị PIP là 6.31% với giá trị trung bình hậu nghiệm của hệ số hồi quy là 0.002. Như vậy có thể thấy, trong điều kiện quản trị công tốt, việc gia tăng chi tiêu công tổng thể có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.

Như vậy, kết quả kiểm định tính vững đã củng cố thêm các kết luận được rút ra từ ước lượng DGMM cho các mô hình đã trình bày ở trên.

Tóm tắt chương 4.

Trong chương 4, tác giả đã ước lượng các mô hình tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Để ước lượng các mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân (DGMM). Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, tại các quốc gia châu Á, việc gia tăng chi tiêu công sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi tiêu công không có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng cỏc mụ hỡnh nghiờn cứu cũn chỉ ra ảnh hưởng rừ nét của khủng hoảng tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.

Thậm chí, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, việc gia tăng chi tiêu công sẽ gây ra các tác động tiêu cực hơn đến nền kinh tế.

Trong chương 4, tác giả cũng tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) và xác định được 3 nhân tố đại diện cho quản trị công trên cơ sở hai bộ chỉ số đo lường quản trị công là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG).

Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phân tích thực trạng quản trị công tại các quốc gia châu Á và ước lượng các mô hình tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Để ước lượng mô hình này, tác giả sử dụng

phương pháp ước lượng GMM sai phân (DGMM). Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, tại các quốc gia châu Á, việc gia tăng quản trị công sẽ tạo ra tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, tác giả đã ước lượng các mô hình tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Để ước lượng mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân (DGMM) với biến độc lập là tăng trưởng kinh tế. Biến phụ thuộc đai diện cho quản trị công là ba biến ICRG, WGI, PV được lấy từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, trong điều kiện quản trị công tốt, việc gia tăng chi tiêu công tổng thể sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ đưa ra các hàm ý chính sách đối với các quốc gia châu Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)