Cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 134 - 136)

- Nâng cao chất lượng quản trị công đối với hoạt động chi tiêu công.

5.2.1. Cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. kinh tế.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã nêu ra trong phần trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy việc đảm bảo một nền chính trị ổn định và không có bạo lực sẽ giúp cho các thành phần kinh tế hoạt động tốt hơn, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, các chính phủ cần: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc phòng, chống tội phạm, kiên quyết triệt phá những băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế, khủng bố,... Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội kỷ cương, an toàn. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố đại diện cho tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), hiệu quả của chính phủ

(Government Effectiveness), chất lượng các quy định (Regulatory Quality), nhà nước pháp quyền (Rule of Law), kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc cải thiện các tiêu chí thành phần có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, chính phủ các quốc gia châu Á cần:

Xét về khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải trình, nếu thiếu tiếng nói và trách nhiệm giải trình là cấu thành của nghèo đói và làm tăng tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy điều hành nói riêng và trong xã hội nói chung. Nâng cao tiếng nói và trách nhiệm giải trình của người dân sẽ tạo ra sự minh bạch và nâng hiệu quả của chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao trách nhiệm giải trình, Chính phủ các nước cần nhận thức đúng bản chất cũng như thấy được ý nghĩa thực sự của việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ, cơ quan nhà nước. Trách nhiệm giải trình cần thể hiện thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, giải đáp và làm cho các cơ quan, tổ chức và người dân, những đối tượng chịu sự tác động, hiểu, thông suốt hơn về những quyết định, hành vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài ra, chính phủ cần nâng cao hiệu quả hoạt động, vấn đề cung ứng dịch vụ công phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người thừa hành công vụ. Bên cạnh đó, đảm bảo thực hiện an sinh xã hội song song với phát triển kinh tế. Chính phủ các quốc gia cũng cần phát hiện và tiêu diệt triệt để tệ nạn quan liêu trong bộ máy hành chính công để làm cho bộ máy hành chính hoạt động tốt hơn, các quyết định nhanh chóng được thực hiện sẽ thu hút được nhiều đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Nhất quán trong chính sách và chính sách có tính dự báo cao, tầm nhìn xa sẽ tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, cũng như nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, chất lượng các quy định và nhà nước pháp quyền sẽ bảo vệ quyền tự do của công dân và đảm bảo họ bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật được tôn trọng sẽ đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững. Muốn vậy, trước hết cần nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp dân cư, tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của công dân. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Đảm bảo mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý, tư pháp, tố tụng.

Đối với kiểm soát tham nhũng, chính phủ các quốc gia cần xây dựng các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về cơ bản, việc thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ công chức. Vì vậy, để chống tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là tăng cường kiểm soát việc thực hiện công vụ, cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng. Bên cạnh đó, cũng cần cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng. Nhà nước cần áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản; Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ, tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn... và các giao dịch khác có sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)