CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Hàm ý chính sách
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã nêu ra trong phần trên, các hàm ý chính sách được tác giả đề xuất hướng vào các nhóm giải pháp là:
- Cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao chất lượng quản trị công đối với hoạt động chi tiêu công.
5.2.1. Cải thiện chất lượng quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. kinh tế.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã nêu ra trong phần trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy quản trị công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy việc đảm bảo một nền chính trị ổn định và khơng có bạo lực sẽ giúp cho các thành phần kinh tế hoạt động tốt hơn, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, các chính phủ cần: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc phòng, chống tội phạm, kiên quyết triệt phá những băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế, khủng bố,... Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội kỷ cương, an toàn. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố đại diện cho tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability), hiệu quả của chính phủ
(Government Effectiveness), chất lượng các quy định (Regulatory Quality), nhà nước pháp quyền (Rule of Law), kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc cải thiện các tiêu chí thành phần có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, chính phủ các quốc gia châu Á cần:
Xét về khía cạnh tiếng nói và trách nhiệm giải trình, nếu thiếu tiếng nói và trách nhiệm giải trình là cấu thành của nghèo đói và làm tăng tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy điều hành nói riêng và trong xã hội nói chung. Nâng cao tiếng nói và trách nhiệm giải trình của người dân sẽ tạo ra sự minh bạch và nâng hiệu quả của chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ. Để nâng cao trách nhiệm giải trình, Chính phủ các nước cần nhận thức đúng bản chất cũng như thấy được ý nghĩa thực sự của việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính phủ, cơ quan nhà nước. Trách nhiệm giải trình cần thể hiện thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, giải đáp và làm cho các cơ quan, tổ chức và người dân, những đối tượng chịu sự tác động, hiểu, thông suốt hơn về những quyết định, hành vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Ngồi ra, chính phủ cần nâng cao hiệu quả hoạt động, vấn đề cung ứng dịch vụ công phải đảm bảo tính cơng bằng, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người thừa hành cơng vụ. Bên cạnh đó, đảm bảo thực hiện an sinh xã hội song song với phát triển kinh tế. Chính phủ các quốc gia cũng cần phát hiện và tiêu diệt triệt để tệ nạn quan liêu trong bộ máy hành chính công để làm cho bộ máy hành chính hoạt động tốt hơn, các quyết định nhanh chóng được thực hiện sẽ thu hút được nhiều đầu tư trong nước cũng như ngồi nước. Nhất qn trong chính sách và chính sách có tính dự báo cao, tầm nhìn xa sẽ tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, cũng như nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chất lượng các quy định và nhà nước pháp quyền sẽ bảo vệ quyền tự do của công dân và đảm bảo họ bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật được tôn trọng sẽ đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững. Muốn vậy, trước hết cần nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp dân cư, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của cơng dân. Thường xun rà sốt, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Đảm bảo mọi cơng dân bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý, tư pháp, tố tụng.
Đối với kiểm sốt tham nhũng, chính phủ các quốc gia cần xây dựng các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức, viên chức. Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về cơ bản, việc thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ cơng chức. Vì vậy, để chống tham nhũng, khơng có cách gì tốt hơn là tăng cường kiểm sốt việc thực hiện cơng vụ, cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng. Bên cạnh đó, cũng cần cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh tốn nhằm phịng ngừa tham nhũng. Nhà nước cần áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh tốn thơng qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản; Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, cơng nghệ, tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn... và các giao dịch khác có sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.
5.2.2. Nâng cao chất lượng quản trị công đối với hoạt động chi tiêu công
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện quản trị công tốt, việc gia tăng chi tiêu công tổng thể sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, cần nâng cao vai trị của quản trị cơng đối với hoạt động chi tiêu công. Cụ thể:
Thứ nhất, cần nâng cao tiếng nói và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động chi tiêu công. Sự giám sát của công chúng đối với các chính phủ giúp cho hoạt động chi tiêu cơng trở nên hiệu quả hơn. Do đó, chính phủ cần tạo điều kiện cho người dân giám sát một cách hệ thống việc công khai ngân sách và các quỹ tài chính ở mọi cấp. Chính quyền các cấp cần cơng khai báo cáo hằng năm với các số
liệu chi tiết và thống nhất về hoạt động chi tiêu cơng đi kèm với các giải trình cụ thể. Chính phủ cần nhận thức việc thay thế hệ thống giải trình theo chiều dọc (với chính quyền trung ương) bằng hệ thống giải trình theo chiều ngang (với người dân sở tại). Theo đó, các hoạt động chi tiêu công được đề xuất, hoặc đã thực hiện cần được đăng tải rộng rãi trên báo chí và các phương tiện truyền thơng khác để người dân có thể tiếp cận, tạo điều kiện cho người dân có thể xem xét, phản biện.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả của chính phủ trong các hoạt động chi tiêu công. Cung cách quản lý tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách theo truyền thống mà kết quả là nguồn lực chi tiêu công sử dụng kém hiệu quả. Các cơ quan quản lý khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ cơng cung cấp cho xã hội. Những người quản lý và sử dụng ngân sách hoạt động trong một mơi trường bị kiểm sốt hết sức cứng nhắc. Những công cụ truyền thống để thực hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hóa các khoản chi tiêu cơng. Đây là những hạn chế gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt động chi tiêu cơng bởi vì cách làm này khơng khuyến khích tiết kiệm, khơng tạo ra sự gắn kết giữa khối lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra. Để khắc phục các hạn chế đó cần: (1) Những người quản lý và sử dụng ngân sách cần được trao quyền tự chủ hơn trong việc điều hành gắn liền với trách nhiệm và kết quả. Những kết quả cần được chi tiết hóa trong ngân sách và trong các kế hoạch tài chính có liên quan. Điều này giúp cho những người quản lý và sử dụng ngân sách thấy trước được kết quả thực hiện cũng như giúp cho chính phủ dễ dàng so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế. (2) Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế tốn cơng. Việc làm này sẽ giúp cho các quốc gia nâng cao năng lực trong phân phối và sử dụng các nguồn lực công hiệu quả. Cần đổi mới hệ thống thơng tin quản lý tài chính và hệ thống kế tốn cơng gắn kết chặt chẽ ứng dụng cơng nghệ thơng tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc nhằm chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, số hóa, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng các quy định trong hoạt động chi tiêu cơng. Chính phủ cần cải cách cơng tác lập ngân sách, với trọng tâm là đẩy mạnh phối hợp
giữa lập kế hoạch và lập ngân sách, lồng ghép đầy đủ giữa ngân sách chi đầu tư và chi thường xun, hồn thiện khn khổ tài khóa - vĩ mơ. Cần từng bước giảm dần tốc độ tăng chi cho phù hợp với khả năng cân đối thu và khả năng vay - trả nợ của NSNN; cơ cấu lại chi NSNN theo hướng giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, trong đó giảm tỷ trọng chi quản lý hành chính Nhà nước; tăng cường quản lý nợ công thông qua củng cố danh mục nợ trên cơ sở áp dụng kế hoạch quản lý nợ trung hạn để tối ưu hóa cơ cấu chi phí, rủi ro và kỳ hạn của nợ công; phát triển thị trường nợ trong nước; tiếp tục tăng cường năng lực quản lý nợ công cũng như tăng cường các cơ chế giám sát, phân tích và quản lý các nghĩa vụ nợ dự phòng.
Thứ tư, cần nâng cao hiệu quả chống tham nhũng trong hoạt động chi tiêu công. Trước hết cần tổng kết thực tiễn để nhận dạng, phân tích các điều kiện nảy sinh tham nhũng, môi trường tham nhũng, các loại hình và biểu hiện của tham nhũng trong hoạt động chi tiêu công để đề ra chiến lược phòng ngừa và chống tham nhũng. Bên cạnh đó, cần rà sốt, hồn thiện các khn khổ pháp lý nhằm hạn chế những sơ hở tạo cơ hội cho các hoạt động gian lận, tham nhũng. Phối hợp với tăng cường, nâng cao vai trị cơng tác thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng trong đầu tư công.