Khảo sát về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khảo sát về thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức BTTMĐ và quản lý BTTMĐ của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM); 115 giáo viên 23 trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với học sinh dân tộc Tày các trường THCS

Thực trạng về tổ chức BTTMĐ cho HS và quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phịng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý BTTMĐ ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của GV và các HS ở trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý BTTMĐ của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV, học sinh

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm); Trung bình (3 điểm), Yếu (2 điểm); Kém (1 điểm).

* Đối với hình thức thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Bình thường (3 điểm), khơng hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), khơng quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tơi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân Mức Khoảng

5 4.2 - 5.00 Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả/Tốt 4 3.41 - 4.20 Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả/Khá

3 2.61 - 3.40 Bình thường/trung bình

2 1.81 - 2.60 Không quan trọng/không thường xuyên/không hiệu quả/Yếu

1 1.00 - 1.80 Rất không quan trọng/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả/Kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)