Hiệu quả của cách hình thức thực hiện cơng tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc

2.3.4. Hiệu quả của cách hình thức thực hiện cơng tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ

cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Nhằm tìm hiểu về thực trạng hiệu quả các hình thức BTTMĐ đã triển khai tại các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1 để khảo sát đánh giá của giáo viên về kết quả các hình thức BTTMĐ đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá hiệu quả của các hình thức cơng tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Hiệu quả của các hình thức Mức độ n=145 Điểm TB Thứ bậc Rất không hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Giáo dục song ngữ 0 0 25 45 75 4,34 1 Tổ chức cuộc thi tìm hiểu tiếng mẹ để 3 8 17 70 47 4,03 5 Tổ chức tọa đàm 15 26 22 52 30 3,39 7 Hoạt động các câu lạc bộ 13 14 35 44 39 3,57 6

Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh

6 12 17 36 74 4,1 4

Thông qua q trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Phương tiện truyền

thông 5 13 20 26 81 4,14 3

Điểm trung bình 3,97

Kết quả bảng trên cho thấy:

Hiệu quả các hình thức BTTMĐ đạt mức rất hiệu quả với hình thức như: Giáo dục song ngữ (đạt 4,34 điểm); Thơng qua q trình dạy học văn hóa (đạt 4,27 điểm); đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi được học tập và trao đổi ngôn ngữ các HS được truyền tải kiến thức căn bản, thiết yếu và quan trọng vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia BTTMĐ các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV lựa chọn chủ đề phù hợp với tâm lý, nhu cầu, sở thích các HS.

Hiệu quả các hình thức BTTMĐ đạt mức hiệu quả với hình thức như: Phương tiện truyền thông (đạt 4,14 điểm); Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh (đạt 4,1 điểm); Tổ chức cuộc thi tìm hiểu tiếng mẹ để (4,03 điểm); Hoạt động các câu lạc bộ (đạt 3,57 điểm). Do hình thức này được sử dụng khá thường xuyên nên mang lại hiệu quả tích cực cho BTTNĐ cho học sinh dân tộc Tày. Mục đích các hình thức đa dạng hóa sự thu hút học sinh học ngơn ngữ mẹ đẻ để giữ gìn truyền thống giàu bản sắc của dân tộc mình nên kết quả thực hiện đảm bảo mục tiêu mà nhà trường đặt ra. Tuy nhiên hiệu quả hình thức “Tổ chức tọa đàm” đạt 3,39 điểm, mức bình thường, do khó khăn mà chúng tôi đã nêu phần trên nên hiệu quả đem lại không lớn khi trường tổ chức tọa đàm.

Từ quan điểm của CBGV về các hình thức BTTMĐ trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức BTTMĐ chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo u cầu giáo dục chung của ngành, cịn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường THCS trên địa bàn

huyện Định Hóa cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức BTTMĐ cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa, từ đó có sự vận dụng đồng đều các nội dung và hình thức của BTTMĐ tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)