Chỉ đạo thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức BTTMĐ là sự can thiệp của Hiệu trưởng/CBQL vào tồn bộ q trình quản lý BTTMĐ để bảo đảm việc thực hiện BTTMĐ được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo BTTMĐ sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tơn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Công tác chỉ đạo thực hiện BTTMĐ trong trường THCS được tiến hành như sau:

Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, xây dựng kế hoạch, chương trình BTTMĐ dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường THCS. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS THCS tham gia các BTTMĐ theo chủ đề, chủ điểm và dạy các mơn học văn hóa trên lớp.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động BTTMĐ: hoạt động BTTMĐ càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động BTTMĐ để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh BTTMĐ ngoài thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường, tham gia bồi dưỡng.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động BTTMĐ căn cứ vào: mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ và năm học; kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn học tập chính khóa của học sinh theo khối lớp; đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh THCS theo địa bàn; điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động BTTMĐ và thực hiện kế hoạch BTTMĐ. Hoạt động BTTMĐ phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Hoạt động BTTMĐ phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo mơi trường cho học sinh được BTTMĐ cuộc sống thực tế gắn việc “học đi đôi hành”, bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động BTTMĐ giáo viên giữ gìn tri thức cho học sinh, thêm u văn hóa truyền thống của tộc người. Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho BTTMĐ như các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để BTTMĐ được tiến hành thuận lợi, mang lại hiệu quả thông qua huy động ngân sách của nhà nước, từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các lực lượng xã hội tại địa phương tài trợ.

Hiệu trưởng, CBQL, Tổ trưởng TCM chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả BTTMĐ nhằm phân loại, có biện pháp kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân. Ba khía cạnh cần xây dựng tiêu chí khi học tập BTTMĐ đó là: kiến thức, thái độ và năng lực của học sinh.

Như vậy, chỉ đạo hoạt động BTTMĐ không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là q trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều chỉnh các hoạt động BTTMĐ của nhà trường trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)