Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc

các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Tầm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày đối với ở các trường THCS huyện Định Hóa, tác giả sử dụng câu hỏi số 1 ở phục lục 1, tiến hành khảo sát CBQL và GV và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về tấm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn

huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tầm quan trọng Mức độ n=115 Điểm TB Thứ bậc Rất không đồng ý Khôn g đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

Song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập của các em các chương trình giáo dục quốc gia

Tầm quan trọng Mức độ n=115 Điểm TB Thứ bậc Rất không đồng ý Khôn g đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

Cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa học sinh với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng hơn

0 5 20 21 99 4,48 1

Việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)

0 0 18 52 75 4,39 4

Bảo tồn tiếng DTTS thực chất là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của tộc người cho các học sinh 0 3 24 24 94 4,44 2 Hiện các nhà trường vùng DTTS đã chú trọng đến phát triển ngôn ngữ DTTS của HS 0 16 22 27 80 4,18 7

Hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng tốt tiếng Việt.

0 14 20 32 79 4,21 6

Việc sử dụng tiếng dân tộc khiến cho các em học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin trong giao tiếp.

0 3 18 38 86 4,43 3

Điểm trung bình 4,35

Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, GV các trường THCS huyện Định Hóa về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với sự phát triển của học sinh THCS đều nhận thức tốt, các tiêu chí thành phần của cả CBQL, GV đều đánh giá tỷ lệ đồng ý chiếm cao nhất, cụ thể:

- Nội dung “Cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa học sinh với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng hơn” đạt điểm trung bình là 4,48

điểm, đa phần CBQL và GV đều rất đồng ý với tầm quan trọng này, các hồ sơ nghiên cứu đã cho thấy các HS tại địa bàn huyện Định Hóa còn khá nhiều HS vùng sâu, vùng cao của huyện sử dụng tiếng Tày hàng ngày, trong quá trình truyền đạt kiến thức GV sử dụng cả ngôn ngữ này cho việc truyền tải tiếng Việt dễ dàng hơn, các em được hiểu kiến thức văn hóa cũng như các kiến thức ngoài xã hội, làm cho phổ cập kiến thức thuận lợi hơn.

- Nội dung “Bảo tồn tiếng DTTS thực chất là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của tộc người cho các học sinh” đạt điểm trung bình là 4,44 điểm, xếp mức rất đồng ý, thực tế khi trang bị kiến thức cho học sinh dân tộc Tày là biện pháp giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người Tày, chỉ có người bản địa mới am hiểu, gìn giữ, qua việc trang bị kiến thức cho người Tày, giúp cho việc giữ gìn văn hóa không bị mai một.

- Nội dung “Việc sử dụng tiếng dân tộc khiến cho các em học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin trong giao tiếp” đạt 4,43 điểm, xếp mức rất đồng ý. Các em thuộc địa bàn vùng núi cao, nơi cha mẹ, họ hàng vẫn sử dụng ngôn ngữ tiếng Tày hàng ngày, đã thấm sâu trong tiềm thức, bộ phận học sinh tham gia và học củng cố sẽ làm cho giao tiếp giữa các em là DTTS tiếng Tày lại giúp các em tự tin trò chuyện, thể hiện tinh thần thái độ theo nét riêng của người Tày, điều này khiến các em tự tin, thoải mái hơn.

- Nội dung “Việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)” đạt 4,39 điểm, xếp mức rất đồng ý. Các CBQL và GV cho rằng, giữ gìn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là một “đặc quyền” của các HS người Tày, việc gìn giữ làm cho các em thêm tôn trọng văn hóa truyền thống riêng của mình, đồng thời làm phong phú thêm đời sống văn hóa đặc sắc cho dân tộc thiểu số theo đặc thù vùng miền, các HS hiểu và có tinh thần trách nhiệm giữ gìn tốt hơn văn hóa của mình.

- Nội dung “Song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập của các em các chương trình giáo dục quốc gia” đạt 4,35 điểm, xếp mức rất đồng ý. Khi được phát triển song ngữ gồm tiếng quốc ngữ và tiếng mẹ đẻ đối với HS người DTTS làm cho các em thuận lợi hơn trong học tập, điều này thể hiện trong chương trình giáo dục quốc gia, làm cho các em được tiếp cận và chuyển giao kiến thức nhà trường có ích cho địa bàn mình sinh sống.

- Nội dung “Hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng tốt tiếng Việt” đạt 4,21, xếp mức rất đồng ý, theo hồ sơ nghiên cứu mà chúng tôi xem xét và thu thập, việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS làm cho HS hiểu hơn tiếng Việt, nó như một ngôn ngữ trung gian làm cho việc gắn kết ngôn ngữ quốc dân trở nên dễ dàng học tập hơn. GV có hướng dẫn, chỉ dẫn, dạy dỗ các HS qua ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tạo cảm giác gần gũi, quan tâm và các em dần hiểu hơn tiếng Việt.

- Nội dung “Hiện các nhà trường vùng DTTS đã chú trọng đến phát triển ngôn ngữ DTTS của HS” đạt 4,18 điểm, đạt mức đồng ý, hiện nay CBQL và GV đã đưa chương trình BTTMĐ vào chương trình học văn hóa trên lớp qua một số môn học như văn học, lịch sử, địa lý,…làm cho các em hứng thú và tạo nhiều thuận lợi cho các HS là người DTTS.

Như vậy có thể thấy, tầm quan trọng của BTTMĐ làm cho HS được trau đồi kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ, đặc biệt là giữ gìn văn hóa truyền thống của tộc người thông qua ngôn ngữ, tuy nhiên khi thấy được mức độ quan trọng như vậy các trường THCS tại huyện Định Hóa đã cố gắng truyền tải và lựa chọn chủ đề phù hợp với tâm lý HS, GV được trau dồi làm tốt nghiệp vụ giảng dạy ngôn ngữ, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục gắn với hoạt động BTTMĐ cho HS mà nhà trường lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)