Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho

sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số

Các vùng dân tộc thiểu số thường có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều núi cao, suối sâu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do các đặc điểm địa hình khiến dân cư phân bố không đồng đều và các dân tộc sống đan xen, phân tán. Chính những khó khăn về điều kiện tự nhiên làm cho đời sống của người dân ở vùng dân tộc thiểu số nghèo nàn, trình độ dân trí thấp và cịn tồn tại nhiều hủ tục. Những yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS nói riêng.

1.5.2. Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số

Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục là mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời. Kinh tế phát triển thì sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho giáo dục phát triển và ngược lại, nếu giáo dục phát triển thì sẽ nâng cao trình độ dân trí, trình độ nguồn nhân lực đáp ứng cho kinh tế phát triển. Trên thực tế thì điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số cịn gặp rất nhiều những hạn chế và khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các vùng miền khác trên cả nước, cơ sở vật chất hạ tầng cịn nghèo nàn. Vì thế mà cơng tác giáo dục trên những địa bàn này cịn gặp nhiều khó khăn.

Đối với cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Do những hạn chế về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất trường học cũng còn nghèo nàn, thiếu thốn về tài liệu và trang thiết bị dạy học. Sách trong thư viện của các trường vùng DTTS chủ yếu là sách giáo khoa hay

sách tham khảo,nhìn chung những sách này cũng ít có tác dụng với cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh.

1.5.3. Chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Có thể khẳng định rằng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc thiểu số là một chính sách đúng đắn và nhất quán.

1.5.4. Chương trình giáo dục và sách giáo khoa

Việc triển khai chương trình giáo dục và sách giáo khoa ở các vùng dân tộc trong một điều kiện hoàn tồn khác với những vùng miền xi, thành thị. Những điều kiện học tập của học sinh DTTS cịn nhiều khó khăn, có sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa học sinh THCS vùng DTTS và những vùng miền khác. Nên đôi khi những kiến thức trong sách giáo khoa còn chưa xát với đặc điểm vùng miền của học sinh DTTS và chưa hỗ trợ tích cực cho cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

1.5.5. Đội ngũ giáo viên

Chúng ta đều biết rằng trong các yếu tố làm nên hệ thống giáo dục thì đội ngũ giáo viên có một vị trí hết sức quan trọng. Họ chính là người hiện thực hóa các tư tưởng giáo dục. Đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số thì yếu tố giáo viên cũng có ảnh hưởng rất lớn. Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS chưa thực sự đạt được hiệu quả cao đó là vì chúng ta thiếu đi một đội ngũ giáo viên cần thiết trong hoạt động giáo dục này. Khi trình bày ngun nhân của việc thất bại trong cơng tác giáo dục song ngữ ở địa bàn người Thái, Cầm trọng có nêu:“khơng đủ giáo viên để thực hiện chương trình học xen kẽ hai thứ tiếng. Giáo viên người Thái có thể giảng dạy được thì vơ cùng thiếu, giáo viên người Kinh chỉ biết chữ quốc ngữ và tiếng phổ thơng khơng thể dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được.” Một thực tế có thể nhận thấy, đó là ở các trường sư phạm (đại học và cao đẳng) chưa có chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy bằng tiếng dân tộc thiểu số.

1.5.6. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một yếu tố khơng thể thiếu trong cơng tác giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS nói riêng. Khi phối hợp được các lực lượng trên sẽ tạo ra được môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh, việc “xã hội hóa giáo dục” sẽ nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục.

Đối với các vùng DTTS, khi nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội và của nhân dân còn thấp hơn so với các vùng khác, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn thì việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần tạo ra môi trường lành mạnh và rộng khắp để học sinh DTTS có thể được học tập và sử dụng thường xuyên, linh hoạt tiếng mẹ đẻ của mình, nâng cao hiệu quả giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì cịn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người dân tộc thiểu số ở nước ta. Từ đó nảy sinh ra những hạn chế, những khó khăn cần có có biện pháp khắc phục để công tác trên đạt hiệu quả cao hơn.

1.5.7. Đặc điểm của HS dân tộc thiểu số

Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các em cư trú, thông qua các hoạt động giao tiếp. Cách nói, cách nghĩ và hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn. Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc. Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngồi một cách mạnh mẽ. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng

thắn, bình đẳng. Giao tiếp với người lạ các em thiếu tự tin, kỹ năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi. Do kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từ nhỏ của cộng đồng. Do đó mà ảnh hưởng đến q trình bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho bản thân mình.

Kết luận chương 1

Chương trình hoạt động giáo dục BTTMĐ cho trường THCS mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương trong giáo dục BTTMĐ. Chương 1 đã xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS của người hiệu trưởng gồm 4 chức năng đó là: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Chỉ đạo triển khai hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS; Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: đến quản lý hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp giáp dục được đề xuất chương 2, chương 3 sẽ đem lại hiệu quả hoạt động giáo dục BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)