Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 99 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân

3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng

tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS sẽ giúp cho giáo viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực GV trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.2.2. Nội dung

Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS nói riêng. Giáo viên chính là những người hiện thực hóa các chương trình, các biện pháp giáo dục đã được đề ra. Đặc biệt đối với giáo viên ở các vùng DTTS thì vai trò và thách thức đối với giáo viên lại càng cao hơn so với các vùng khác. Chính vì thế để công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt hiệu quả cao thì cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên ngoài việc thảo luận, trao đổi thông tin

về kiến thức chuyên ngành, còn cần phải tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.

(i). Nâng cao nhận thức giáo viên về ý nghĩa, vai trò của giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, cần giúp cho giáo viên hiểu được rằng việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS là vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Nó không chỉ giúp cho các em học tiếng Việt dễ dàng hơn mà còn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn sự phong phú ngôn ngữ của các dân tộc trong nước và trên toàn thế giới.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS người DTTS trên cơ sở đó cò những định hướng cụ thể để đáp ứng yêu cầu giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.

(ii). Nâng cao nhận thức về vai trò của việc giao tiếp bằng tiếng DTTS giữa GV - HS

Cải thiện nhận thức của các GV về vấn đề sử dụng hay không cần sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp với học sinh, những điểm thuận lợi và không thuận lợi của việc biết giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của các em. Trên cơ sở nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của mối quan hệ giao tiếp giữa GV - HS diễn ra trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS giúp các GV tự điều chỉnh nhận thức bản thân, nghiệp vụ trong công tác giáo dục học sinh người DTTS.

(iii) Trang bị cho các GV một số những kỹ năng khuyến khích việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS trong giao tiếp. Việc hiện thực hóa dưới dạng những kĩ năng cụ thể sẽ giúp cho các em học sinh người DTTS cảm thấy tự tin khi dùng tiếng tộc người giao tiếp đôi khi đó còn như là một cách tiếp cận để học tiếng Việt cho tốt hơn nhưng trên hết vẫn là phát huy tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS trẻ tuổi.

Giáo viên thảo luận về vấn đề: “giáo viên dạy ở trường THCS có nhiều học sinh là người DTTS thì việc biết tiếng DTTS là có cần thiết hay không?”.

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề theo hướng tiếp cận nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS, tổ chức cho giáo viên phân tích tình hình thực tế quan sát được tại nhà trường mình đang công tác để đánh giá được mức độ nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp cũng như trong học tập của học sinh. Từ việc đánh giá được nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS, giáo viên sẽ tự ý thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các em và vai trò của người giáo viên trong công tác này.Chỉ ra những khó khăn mà giáo viên có thể gặp trong quá trình công tác nếu như không biết tiếng DTTS: khó giao tiếp với học sinh và gia đình học sinh hoặc trong nội dung bài học có những khái niệm hay những kiến thức mới lạ với các em mà nếu giáo viên diễn đạt, truyền tải bằng tiếng phổ thông thì các em khó có thể tiếp thu được…

Khuyến khích các giáo viên tăng cường sử dụng tiếng DTTS phổ biến ở địa phương mình công tác.Từ những thực tế về vai trò của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS và nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em, cần chỉ ra cho giáo viên nhận thấy rằng nếu giáo viên đang công tác tại địa phương có nhiều người DTTS mà biết tiếng DTTS thì sẽ dễ dàng hơn trong công tác giao tiếp cũng như trong quá trình dạy học. Từ đó có những biện pháp để khuyến khích giáo viên chủ động, tích cực học tập, rèn luyện khả năng sử dụng tiếng DTTS phổ biến ở địa phương công tác.

Đối với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm, khuyến khích các giáo viên tăng cường sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp, gần gũi với gia đình học sinh và học sinh cũng như khuyến khích GV có những hình thức để bồi dưỡng vốn ngôn ngữ DTTS.

Đối với GV bộ môn,có thể sử dụng tiếng DTTS trong công tác dạy học khi cần thiết và phù hợp như việc giải thích một số khái niệm, một số nội dung kiến thức mới lạ đối với HS DTTS.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để biện pháp trên được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần có những điều kiện sau:

CBQL phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng như cách thức tiến hành cho các buổi sinh hoạt chuyên đề của GV.

GV phải có thái độ tích cực, chủ động khi tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, tự ý thức rèn luyện khả năng sử dụng tiếng DTTS của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)