Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân

3.2.5. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

cho HS người DTTS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đưa nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS trong tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS, qua các trò chơi dân gian truyền thống dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.5.2. Nội dung

Tích hợp về mục tiêu của Giáo dục NGLL và mục tiêu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS.

Tích hợp về hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS với tổ chức HĐGDNGLL. Việc tổ chức HĐGDNGLL được thực hiện thơng qua các hình thức tổ chức thực hiện chủ điểm giáo dục, các chủ điểm được tổ chức thực hiện theo các tháng học tập. Chủ đề “uống nước nhớ nguồn”: có thể qua chủ đề đó giáo dục cho các em về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, về các giá trị văn hóa bản sắc cội nguồn từ đó hình thành cho các em lịng tự hào dân

tộc và ý thức về việc giữ gìn và phát huy ngơn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ đề “mừng Đảng ,mừng xuân”: có thể lồng ghép vào đó một phần nội dung về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề dân tộc và bảo tồn ngơn ngữ DTTS (có thể qua hình thức tọa đàm, hội thi tìm hiểu...). Chủ đề “hịa bình hữu nghị”: có thể thơng qua các hoạt động của chủ đề trên để giáo dục cho các em thấy được bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc trong nước và cá dân tộc trên toàn thế giới.

Đối với học sinh cuối cấp đã là Đoàn viên thanh niên sẽ có các chủ đề có thể lồng ghép vào đó nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như:“thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”(chủ đề tháng 1).Ngồi ra cịn có rất nhiều những chủ điểm, những nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp khác cần được lựa chọn và lồng ghép một cách hợp lý, tinh tế với nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.

Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp theo hướng đa dạng đồng thời vừa thực hiện nội dung chủ điểm giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong học sinh người DTTS.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức hội thi tìm hiểu về ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn dưới các hoạt động như:

+ Hoạt động Hái hoa dân chủ khuyến khích hỏi và trả lời về ý nghĩa bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong giai đoạn hiện nay, khuyến khích việc hỏi và trả lời, chia sẻ ý tưởng bằng tiếng DTTS.

+ Hoạt động Tiếng hát học sinh DTTS yêu cầu các em dự thi bằng các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, khuyến khích các thể loại như các bài hát cổ của dân tộc, bài hát bằng tiếng dân tộc như tiếng Dao, tiếng Sán Dìu, tiếng Cao Lan, tiếng Tày (hát Soọng cơ, Sng cọ, hát dân ca Dao, hát then)…

+ Hoạt động trị chơi đốn ơ chữ. Nội dung ơ chữ có thể được gợi ý bằng tiếng DTTS hoặc chính ơ chữ đó được viết bằng tiếng DTTS. Ngồi ra cịn có rất nhiều các hình thức thi khác.Thơng qua việc nghiên cứu, giải quyết các câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hỏi, các yêu cầu trong mỗi phần thi sẽ giúp các em có thêm kiến thức về ngơn ngữ, về bản sắc văn hóa của các dân tộc và có hứng thú cũng như cơ hội để sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

+ Tọa đàm về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS: thông qua các buổi tọa đàm, các em được trao đổi những thông tin, những kiến thức về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ, từ đó các em cũng đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của chính mình và đồng thời cũng là mơi trường hoạt động tập thể để các em sử dụng tiếng mẹ đẻ.

+ Câu lạc bộ những người yêu thích tiếng DTTS từ đó tạo cho học sinh những môi trường hoạt động để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp hay sinh hoạt đầu giờ, có thể khuyến khích các em hát những bài hát tiếng DTTS, trình diễn những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Báo tường của các em học sinh trong trường về chủ đề “Giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ của người dân tộc thiểu số, vai trị và ý nghĩa của nó” thu hút học sinh tham gia bày tỏ quan điểm nhận thức, tình cảm và thái độ của các em đối với chủ đề được đưa ra.

- Trong các cuộc thi văn nghệ có thể dành điểm khuyến khích cho những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như các bài hát bằng tiếng dân tộc, bài hát cổ truyền, kịch bằng tiếng dân tộc… để khuyến khích các em sử dụng tiếng mẹ đẻ.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cần nêu cao được vị trí, vai trị của cơng tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ thông qua tổ chức HĐGDNGLL.

Nhà trường cần có sự quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.

Hình thức tổ chức các HĐGDNGLL phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS THCS, thu hút được sự tham gia tích cực của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)