Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có thể thấy đa số HS người DTTS khi bước vào cấp THCS thì các em đã có khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, vì thế phần lớn các hoạt động giáo dục, dạy học, giao tiếp trong nhà trường THCS được diễn ra bằng tiếng Phổ thông. Điều này khiến cho tiếng DTTS trở nên yếu thế trong phạm vi nhà trường.

HS là người dân tộc khác nhau (Dao, Tày, Sán Chỉ, Kinh…) trong cùng lớp học, trường học nên công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS dân tộc Tày còn khó khăn.

Các chương trình giáo dục, các điều kiện pháp lý, những nội dung dạy học và nhiều hoạt động khác diễn ra trong nhà trường không yêu cầu việc sử dụng tiếng

tộc người mới có thể thực hiện được. Vì thế đa số CBGV và HS DTTS cho rằng việc có những biện pháp đưa vào sử dụng tiếng DTTS là không quá cần thiết.

Kết luận chương 2

Hoạt động BTTMĐ của học sinh ở các trường THCS huyện Định Hóa đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức. Nội dung quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu đó là:

+ Quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

+ Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, nguyên nhân là do năng lực quản lý, tổ chức của CBQL và GV còn yếu, hình thức tổ chức BTTMĐ còn đơn điệu, kế hoạch tổ chức BTTMĐ còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh. Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Việc đề xuất biện pháp bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS cần đảm bảo hướng đến thực hiện mục đích giáo dục nhân cách học sinh trong nhà trường THCS. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS không chỉ nhằm mục đích giúp các em tiếp cận và học bằng tiếng Việt tốt hơn mà quan trọng hơn cả là các em vẫn muốn và sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp. Các em học sinh DTTS nhận thức được rằng nói tiếng tộc đối với các em là một phần trong chính các em, đó là văn hóa dân tộc là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Các biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ được đề xuất góp phần thực hiện quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay, hướng đến phát triển nhân cách văn hóa dân tộc cho các em học sinh người DTTS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trên cơ sở thực tiễn giáo dục học sinh ở trường THCS, thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cùng với sự mai một dần của tiếng mẹ đẻ đối với người dân tộc thiểu số, việc đề xuất biện pháp cần phải căn cứ trên thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học của trường THCS có đông học sinh người DTTS ở huyện Định Hóa. Việc đề xuất biện pháp cần dựa trên đặc điểm thực tiễn của công tác giáo dục học sinh DTTS của trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, từ đó hướng đến việc tổ chức thực hiện biện pháp cải thiện thực trạng công tác phát triển tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS hiện nay, đặc biệt là người DTTS có trình độ. Từ thực tiễn cư trú của các thành phần dân tộc ở huyện Định Hóa, thực tiễn công tác giáo dục vùng dân tộc và thực tiễn

giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS người DTTS của huyện Định Hóa, việc đề xuất biện pháp sẽ tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, triển khai biện pháp giáo dục cần tính tới đặc điểm nhận thức, văn hóa, lứa tuổi của học sinh. Giáo dục bảo tồn tiếng DTTS được triển khai trên học sinh người DTTS cần phải tính tới đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh người DTTS. Trên cơ sở những đặc điểm của học sinh, việc thiết kế biện pháp tác động, các hoạt động giáo dục cụ thể sẽ mang tính hướng đích, hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở tính đến đặc điểm của học sinh DTTS trong quá trình đề xuất biện pháp sẽ giúp cho quá trình tổ chức thực thi biện pháp đạt hiệu quả, người học được phát huy một cách tốt nhất trên cơ sở mục đích của biện pháp giáo dục hướng tới.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, phù hợp với trình độ, khả năng của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng và mang lại những bước tiến nhất định trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Định Hóa. Biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tình khả thi đối với công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS ở các trường THCS có đông học sinh người DTTS của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Quá trình giáo dục luôn vận động theo chiều hướng: những gì đạt được ở giai đoạn trước là nền tảng, điều kiện cho sự vận động của quá trình giáo dục ở những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn sau kế thừa và phát huy những kết quả đã

đạt được của những giai đoạn trước. Việc xây dựng biện pháp cần dựa trên những kết quả và thành tựu của những chương trình hoạt động giáo dục trước đây đã đạt được, đồng thời phát huy lợi thế của những thành tự đã đạt được trong quá trình tiếp cận xây dựng biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS. Công tác giáo dục và bảo tồn tiếng mẹ đẻ cần dựa trên những gì đã và đang diễn ra trong nhà trường, ngoài xã hội, những chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số và quá trình hiện thực hóa những chính sách đó, những kết quả và hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất được hệ thống biện pháp giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ phù hợp trong điều kiện hiện tại, hướng đến phát triển nhân cách văn hóa dân tộc cho các em học sinh hiện nay.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động của hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS thông qua cấp quản lý cao nhất là Hiệu trưởng và cấp trung gian là các Tổ trưởng bộ môn. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS. Sự đồng bộ trong biện pháp chỉ đạo cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên tham gia vào quản lý hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường THCS

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan về tầm quan trọng của BTTMĐ đối với sự phát triển nhân cách HS, vai trò của lực lượng sư phạm trong tổ chức BTTMĐ, về nội dung và hình thức tổ chức BTTMĐ ở trường THCS, yêu cầu về năng lực của người giáo viên để tổ chức BTTMĐ cho học sinh dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

(i) Nội dung biện pháp:

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BTTMĐ, mối quan hệ giữa tổ chức BTTMĐ và phát triển năng lực cho HS THCS thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động trong mỗi đầu kỳ học từ các GV, GVBM, GVCN, HS hiểu hơn và lựa chọn BTTMĐ phù hợp;

Nhận thức về nội dung, hình thức tổ chức BTTMĐ trong nhà trường THCS cần tăng khả năng lựa chọn các nội dung tương ứng với hình thức thực hiện triển khai dựa trên cơ sở vật chất nhà trường, nguồn lực của nhà trường; các đối tác, lực lượng (nhà tài trợ, phụ huynh HS) về hỗ trợ BTTMĐ.

Nhận thức về yêu cầu năng lực của người GV trong tổ chức BTTMĐ cho học sinh ở trường THCS, bản thân GV chủ động tìm tòi, nâng cao khả năng học tập, biên tập, sáng tạo trong quá trình triển khai hình thức BTTMĐ, bản thân GV vừa nâng cao chuyên môn đồng thời phải học hỏi các chương trình BTTMĐ của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT hàng năm khi được cử tham gia. Những GV này sẽ có trách nhiệm truyền đạt lại kiến thức cho toàn bộ GV trong nhà trường về BTTMĐ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

(ii). Cách thức thực hiện BP:

Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được quan tâm ngang nhau, không

được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình BTTMĐ của nhà trường.

Tổ chức các buổi tập huấn về BTTMĐ ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về BTTMĐ: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của BTTMĐ đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia BTTMĐ có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.

Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của BTTMĐ đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông… tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của BTTMĐ đạt tới kết quả mong muốn cần một số điều kiện sau:

- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của BTTMĐ. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức BTTMĐ.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các nội dung thi đua cho BTTMĐ một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về BTTMĐ cho các lực lượng GD.

Giáo viên phải nhận thức đúng về BTTMĐ và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.

3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS sẽ giúp cho giáo viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực GV trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS dưới sự kiểm soát của Hiệu trưởng.

3.2.2.2. Nội dung

Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS nói riêng. Giáo viên chính là những người hiện thực hóa các chương trình, các biện pháp giáo dục đã được đề ra. Đặc biệt đối với giáo viên ở các vùng DTTS thì vai trò và thách thức đối với giáo viên lại càng cao hơn so với các vùng khác. Chính vì thế để công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đạt hiệu quả cao thì cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên ngoài việc thảo luận, trao đổi thông tin

về kiến thức chuyên ngành, còn cần phải tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.

(i). Nâng cao nhận thức giáo viên về ý nghĩa, vai trò của giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, cần giúp cho giáo viên hiểu được rằng việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS là vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Nó không chỉ giúp cho các em học tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)