Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.5. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có ở con người. Giáo dục nảy sinh tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội lồi người nên có thể coi giáo dục là một hiện tương phổ biến và vĩnh hằng, ở đâu có con người thì ở đó có giáo dục. Nét bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử giữa thế hệ trước cho thế hệ sau, giữa những người có kinh nghiệm cho những người chưa có kinh nghiệm.

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình sư phạm tổng thể được tổ chức

một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho đối tượng được giáo dục, phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người. Như vậy, giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chun mơn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận. Nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường. Với nghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội.

Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng),

là một q trình trong đó dưới vai trị chủ đạo của người giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành ý thức cá nhân, hay chuẩn mực xã hội, hình thành tình cảm, niềm tin phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hình thành hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ là một quá trình sư phạm do các lực lượng sư

phạm trong nhà trường đứng ra tổ chức nhằm mục đích duy trì, phát triển việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trong phạm vi trường học. Nói khác đi, là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, các biện pháp khuyến khích, khích lệ việc duy trì ngơn ngữ tộc người trong phạm vi nhà trường (đối với những trường học ở vùng có đơng HS DTTS) [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)